Page 52 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 52
hưởng của văn hóa người Anh-đô-nê thuở trước, và nhờ được
điều kiện sinh hoạt dễ dàng của người Lạc-Việt ở một nơi phì
nhiêu phong phú mà phát đạt đến một trình độ rất cao. Sản
phẩm đặc biệt nhất của kỹ-thuật đồ đồng ấy là trống đồng
lớn mà cái trống Ngọc-lư hiện tàng trữ ở viện Quốc-gia bảo-
tàng ở Hà-nội là đại biểu. Trống đồng mà sau này Mã-Viện
lấy ở đất Lạc-Việt để đem về Trung-quốc đúc tượng ngựa
đồng chinh là thứ trống ấy. Sách Lâm-ấp-ký (dẫn ở Thủy-
kinh-chu) lại chép rằng người Lạc-Việt còn đúc cả thuyền
bằng đồng.
Xét những đồ đồng tìm được ở Đông-sơn người ta thấy
có một hình người để tóc bối ở sau gáy có bịt một cái khăn
ngang hai mối buộc với nhau và xõa xuống lưng. Ở mỗi tai
có đeo một cái vành lớn. Tuồng như có một cái giây lưng, ở
sau lưng có một cái tua bỏ thòng xuống. Lại có một cái hình
người khác, mỗi tai đeo một cái vòng tai cũng đeo vành lớn ;
phần thân dưới mang một cái váy như kiểu váy người Mọi
ngày nay ; ở phía trước váy có thêm một miếng lá phủ. Tóc
thì một nửa bối ngược ở đỉnh đầu, một nửa chóc thành bím
bỏ thòng xuống lưng ; bối tóc có bịt một cái khăn : in hệt
như kiểu tóc và kiểu khăn của người Dayak ngày nay. Xem
hình hai người ấy, chúng ta có thể phỏng đoán được phục
sức của người Lạc-Việt là thế nào. Theo lời sớ của Tiết-Tôn
làm quan lại Giao-châu ở đời Tam-quốc (Tam-quốc chí,
q.53), thì khi người Giao-chỉ mới thuộc nhà Hán – tức là
người Lạc-Việt – họ bối tóc và đi chân không.
Người Lạc-Việt cũng có tục xăm mình và cũng tin rằng
mình là con cháu giao long (truyền thuyết con Rồng cháu
13
Tiên) mà họ gọi là Lạc-Long-quân , nhưng đó chỉ là di tích
của chế-độ tô-tem xưa còn lại chứ họ không theo chế-độ tô-