Page 41 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 41

Nhưng  đến  đó  quân  đội  thiếu  đường  vận  lương  nên  không

           tiến  được  như  chúng  ta  đã  biết.  Quan  Giám  Lộc  trong  đạo

           quân  thứ  nhất  do  Đồ-thư  chỉ  huy  phải  cho  quân  lính  đào

           kênh để nối sông Tương với sông Ly. Nhờ sông đào ấy mà

           nay  người  ta  gọi  là  kênh  An-hưng,  quân  nhà  Tần  tiến  sâu

           vào  đất  Việt  được,  giết  được  tù  trưởng  Tây-Âu  là  Dịch-Hu-

           Tống.  Nhưng  «  người  Việt  đều  vào  trong  rừng  sâu,  ở  cùng

           cầm thú, không chịu làm tôi mọi nhà Tần. Họ đặt người tuấn

           kiệt  làm  tướng  và  cứ  ban  đêm  thì  ra  đánh  quân  Tần,  giết

           được  quan  úy  Đồ  Thư.  (Quân  Tần)  chết  và  bị  thương  đến

           mấy chục vạn người, (Nhà Tần) bèn phát những người bị đầy

           đến để phòng bị người Việt ». Cứ lời Lưu-An nói đó thì chúng

           ta thấy quân nhà Tần thất bại to ở Tây-Âu, có lẽ họ phải rút

           lui về miền Bắc để đóng ở phía Bắc sông Ly, tức là miền mà

           nhà  Tần  đặt  quận  Quế  Lâm,  tức  Uất-lâm  ngày  nay.  Trong

           khoảng  mười  năm  nhà  Tần  đóng  quân  ở  Bách  Việt,  người

           Tây-Âu cũng như người Lạc-Việt ở phía Nam vốn sống ngoài

           phạm vi của quân Tần.


                   Nhưng  tại  sao  trong  khi  các  nhóm  Việt-tộc  khác  phải

           chịu quân Tần dầy xéo mà người Tây-Âu và Lạc-Việt lại giữ

           được độc lập ? Như chúng ta đã biết, sau khi tù trưởng Tây-

           Âu bị giết thì người Việt lui vào rừng rậm, « chọn người kiệt

           tuấn  lên  làm  tướng  để  kháng  chiến  ».  Chúng  tôi  ngờ  rằng

           người kiệt tuấn mà Lưu-An nói đó chính là người mà sử cũ

           của  ta  gọi  là  Thục-Phán  An-dương-vương  –  con  vua  nước

           Thục. Sau khi nước Tần đã diệt nước Thục ở miên Tứ-xuyên

           (Sử-ký chép việc ấy vào năm thứ 5 đời Chu-Thận-vương, tức

           năm 316) dư đảng vua Thục chạy về phía Nam. Sau khi thái

           tử chết ở núi Bạch-lộc thì dư đảng, có lẽ trong ấy có người

           con thứ của vua Thục, hẳn là theo sông Mãn-giang mà vào
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46