Page 33 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 33
khuếch trương thế lực ở đồng tộc, cho nên trong các nhóm
Bách-Việt người ta thấy diễn ra cái hiện tượng tương
khuynh. Sự tranh dành giữa hai nhóm Đông-Việt và Mân-
Việt là cái lệ chứng rõ ràng của hiện tượng ấy, mà chính là
cơ hội rất tốt cho nhà Hán kiêm tính Bách-Việt.
Ở buổi Hán sơ, Đông-Việt và Mân-Việt tuy thần phục
nhà Hán, nhưng cái chí nhòm ngó miền Bắc, nếu có cơ hội
thì cũng không ngại múa men. Khi Ngô-vương là Tỵ phản
nhà Hán, Đông-Việt và Mân-Việt cũng có phát binh tiếp ứng
; khi Hoài-nam-vương Lệ làm phản, cũng có câu kết với hai
nước ấy. Trong hai nước thì Mân-Việt là đáng cho nhà Hán sợ
hơn cả. Sau khi nhà Hán đã dụ được Đông-Việt giết Ngô-
vương Tỵ mà hàng phục Hán, con Tỵ là Tử-Câu xui Mân-Việt
đánh Đông-Việt năm thứ 3 đời Vũ-đế (138), Mân-Việt bèn
phát binh hãm Đông-Âu. Đông-Việt cầu cứu với nhà Hán,
tướng Hán là Nghiêm-Trợ phát binh tiếp cứu nhưng quân
Hán chưa đến nơi thì quân Mân-Việt đã rút lui về Nam, vì
trong nước bấy giờ họ có nội loạn. Nghiêm-Trợ đến Đông-Âu
muốn diệt nước Đông-Việt để trừ hậu hoạn, bèn lấy danh
nghĩa di dân để cứu nạn đói mà dời một phần dân chúng
Đông-Âu đến miền Giang-Hoài. Có lẽ một phần dân Đông-
Việt đã chống cự lệnh di dân ấy mà theo vua họ chạy xuống
miền Nam ở gần, Tuyền-sơn tỉnh Phúc-kiến ; sau đó 15 năm
thì họ bị nhà Hán diệt hết. Thế là nước Đông-Việt mất hẳn.
Sau khi Mân-Việt thất bại ở Đông-Âu, năm thứ 6 hiệu
Kiến-Nguyên (135), họ lại đem binh đánh nước Nam-Việt ở
miền Nam. Nước này cũng cầu cứu nhà Hán. Tướng Hán là
Vương-Khôi do đường Dự-chương và Hàn-An-Quốc, do
đường Cối Kê, cùng tiến quân vào Mân-Việt. Nhưng quân
Hán chưa qua đèo mà Mân-Việt, lại vì nội loạn, phải đầu