Page 28 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 28
9
của Câu-Tiễn đem đi đánh nước Ngô mà giết được Hạp-Lư.
Về tổ chức chính trị và xã hội, chúng ta đã đoán rằng từ
đời Doãn-Thường, tức từ nửa trên đời Xuân-thu về trước,
nước Việt chỉ là một bộ-lạc lớn thần thuộc với nước Ngô, thì
nhờ những bề tôi như Văn-Chủng, Phạm-Lãi giúp dùm mà
trong hơn mười năm nước Việt đủ sức đánh được nước Ngô
mà xưng bá. Trong mười năm ấy nước Việt đã trải qua một
cuộc cách mệnh lớn lao về chính trị, kinh tế và xã hội. Văn-
Chủng, Phạm-Lãi và thầy của Phạm-Lãi là Kế-Nhiên đều là
người miền Bắc, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, đều là do
nguồn gốc Hán-tộc. Có lẽ về chính trị và binh sự, họ bầy cho
Câu-Tiễn bắt chước những cách tổ chức của người Hán-tộc.
Tổ chức chính trị thì trên có vua, rồi đến đại phu, không rõ
mấy người, về binh sự, thì trên có thượng-tướng-quân, có lẽ
chỉ một người : quân đội thì có các hạng : tập lưu là những
người bị tội đầy được tập việc binh, giáo sĩ là những binh sĩ
thường có giáo luyện, quân tử là những có chí hạnh, thân
cận với vua, vua nuôi như con.
Về kinh-tế thì, như chúng ta đã thấy ở trên, Phạm-Lãi
bày cho Câu Tiễn làm kế hoạch khuếch trương nông nghiệp
và thương nghiệp, cải biến hẳn nền kinh-tế sơ khai của nước
Việt.
Nhờ những kế hoạch mới mà nước Việt có đủ lực lượng
về quân bị và kinh-tế để đánh nước Ngô. Song tuồng như sự
cách mệnh ấy chỉ là ở bề ngoài, chưa chắc đã thay đổi hẳn
chế-độ xã hội của nước Việt. Xem như trong khi dự bị báo
thù, Câu-Tiễn tự mình cày ruộng mà ăn, vợ Câu-Tiễn tự
mình dệt vải mà mặc, thuế má không lấy của dân, những
điều ấy chỉ có thể gặp trong chế-độ bộ-lạc chứ không có thể