Page 25 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 25
Mường người Mọi ngày nay. Chiếu dệt bằng cói của người
Việt là một sản phẩm người Hán-tộc lấy làm quý lắm.
Người Việt biết pha đồng và thiếc để chế đồng xanh để
đúc những đồ binh khí. Những cuộc phát quật ở Chiết-giang
đã tìm được những đồ đồng, như đỉnh ba chân, dao thường,
dao găm, mũi qua. Theo sách xưa chép thì người Việt có
những thứ chuông nhỏ (bác) và chuông lớn (đạc) bằng đồng
là vật có tiếng, nhất là thứ kiếm đồng hai lưỡi ở đời Xuân-thu
thiên hạ đều xem là vật quý báu. Thứ kiếm đồng này hẳn
còn sót trong dân gian ít nhiều nhưng chưa có sự sưu tầm
7
khảo cứu. Sách Histoire des Arts des Anciens de la Chine
(q.I trang 77) của Oswald Siren có nói đến một cái kiếm
đồng rất đẹp, đoán là kiếm của Tần Thủy-Hoàng, hoặc giả,
kiếm báu của người Việt cũng theo thể thức ấy chăng.
Người Việt phần nhiều ở bờ sông và bờ biển làm nghề
chài cá, ngày thường sinh hoạt trong nước nhiều hơn trên
cạn, cho nên họ bơi lội và chèo thuyền rất giỏi. Sách xưa
chép rằng họ có thứ thuyền nhỏ là linh và thứ thuyền nhỏ
dài là đĩnh là thuyền thường dùng, cùng thứ thuyền lớn gọi
là tu lự, thứ thuyền có lầu, tức là lâu thuyền và thứ thuyền
có găm mũi qua ở đáy, tức là qua thuyền, ba thứ thuyền sau
là thuyền chiến cả. Cái sở trường về thủy chiến của người
Việt, các sách xưa thường chép đến luôn.
Về kiến trúc của người Việt, hiện nay chưa biết được
chắc chắn. Có lẽ ở những miền ẩm thấp và khe núi, họ cũng
làm nhà sàn nhà gác bằng tre và gỗ. Theo những báo cáo về
8
sự khai quật cổ-tích ở Chiết-giang , người ta thấy những chỗ
đào được đồ dùng của cư dân hoặc là bờ sông, hoặc là ruộng
muối và bờ biển, hoặc là đáy hồ cạn. Theo khảo-cổ-học,