Page 19 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 19
Cừ, đất Việt-chương ở miền hồ Phiên-dương mất nốt. Người
Việt-thường, như người Giao-chỉ, cũng làm nghề đánh cá ;
nhưng sống trên địa bàn cũ của người Tam-Miêu, có lẽ họ đã
biết làm ruộng hơn người Giao-chỉ. Theo thiên Vũ-cống chép
thì miền châu Kinh và châu Dương là tương đương với địa
bàn của Việt-thường đã có ruộng thuộc về hạng xấu, và có
những sản vật sau này : vàng, bạc, đồng, các thứ ngọc
thạch, đá mài, đá mũi tên, gỗ quí để làm nhà và làm cung,
các thứ trúc để làm nỏ và tên, lông chim, da bò, da tê ngu,
ngà voi, vải gai v.v… Người Việt-thường hình như đã biết chế
đồ đồng đỏ, nhưng chưa biết pha đồng với thiếc thành đồng
xanh. Trình độ kỹ thuật đã đến trình độ đồ đá mới, tương
đương với chế độ thị-tộc. Theo sách Văn hóa di động luận
3
của người Nhật tên là Tây thôn Chân-thư thì người Miêu-tộc
xưa ở miền sông Dương-tử có dùng một thứ mảng tre có
buồm mà nay còn thấy di tích ở Đài-loan. Hẳn người Việt-
thường mà di duệ ngày nay lẫn lộn với người Miêu-tộc cũng
4
biết dùng thứ mảng tre ấy.
Có lẽ họ cũng có tục cắt tóc xăm mình và có tín ngưỡng
tô-tem như người Giao-chỉ.
Chúng ta không thể biết rõ mối quan hệ giữa người
Giao-chỉ và người Việt-thường, chỉ có thể nói rằng khi tên
Việt-thường xuất hiện thì tên Giao-chỉ đã không còn nữa. Địa
bàn chúng ta ức đoán của nước Việt-thường choán một phần
dông nam của địa bàn ức của người Giao-chỉ, mà người Việt-
thường, cũng như người Giao-chỉ, là thuộc về giống mà
5
người Hán gọi chung là Man-di.
Theo sự suy cứu của chúng tôi thì người Giao chỉ và
người Việt-thường, nói rộng ra là người Man Di, đều thuộc về