Page 14 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 14
thành lễ… »
Theo sử cũ thì Hùng-vương đóng đô ở Phong-châu, đời
đời cha truyền con nối đều gọi là phụ-đạo, suốt 18 đời đều
xưng hiệu là Hùng-vương.
Đến đời Hùng-vương thứ 18, có Thục-Phán là người
nước Thục, « nhiều lần đem binh đánh Hùng-vương. Nhưng
Hùng-vương có binh cường tướng dõng, Thục-Phán thua
luôn. Hùng-vương bảo Phán rằng : Ta có sức thần, nước
Thục không sợ sao ? Rồi bèn bỏ không sửa sang vũ bị, chỉ
rượu tiệc vui chơi. Quân Thục bức đến gần mà Hùng-vương
còn say sưa chưa tỉnh, bèn hộc máu nhẩy xuống giếng chết.
Dư chúng đầu hàng Thục-vương. Bấy giờ Thục-vương xây
thành ở Việt-thường, rộng nghìn trượng, quanh co như hình
trôn ốc, cho nên gọi là Loa-thành, lại có tên là Tư-long-
thành. Nhưng thành xây vừa xong thì đổ : Thục-vương rất
lo, bèn chay giới để khấn trời đất và sơn xuyên thần kỳ, rồi
lại xây lại » (Đại-Việt sử ký toàn-thư). Thần hiện hình thành
rùa vàng, giúp phép cho Thục Phán xây xong thành, rồi cho
một cái móng chân, dặn Phán lấy móng ấy làm nẩy nỏ thì có
thể nhờ nỏ thần ấy mà giữ nước. Phán đặt tên nước là Âu-
Lạc, tự xưng là An-Dương-Vương.
Khi Triệu-Đà đã cát cứ miền Nam Trung-quốc dựng
nước Nam-Việt, thì có ý muốn đánh Âu-Lạc, Nhưng Đà biết
An-Dương-vương có nỏ thần, không thể đánh được, bèn
dùng kế khiến con trai là Trọng-Thủy sang Âu-lạc để cầu hôn
với con gái An-Dương-vương là Mỵ-Châu, Trọng-Thủy ở gởi
rể ở Âu-Lạc, nhân dụ vợ cho xem trộm nỏ thần. Mỵ-Châu
nhẹ dạ tin chồng, đem nỏ cho Trọng-Thủy xem, chàng bèn
lấy nẫy nỏ thường thế vào móng rùa thần, rồi sau đó thác cớ