Page 12 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 12
I. NGUỒN GỐC TRUYỀN KỲ
Theo sử cũ và truyền thuyết thì viễn tổ của dân tộc
Việt-Nam là Kinh-Dương-vương là cháu bốn đời của Thần-
Nông. Cháu ba đời của Thần-Nông là Đế-Minh sinh ra Đế-
Nghi, rồi đi tuần thú phương Nam. Đến miền Ngũ-lãnh, Đế-
Minh lấy con gái bà Vụ-Tiên, sinh được một người con trai
khác, tư chất thánh trí thông minh, nên Đế-Minh rất quý mà
muốn truyền ngôi cho. Nhưng người này không nhận, cố
nhường cho anh. Đế-Minh bèn lập Đế-Nghi nối ngôi ở
phương Bắc, và phong cho người con thứ làm Kinh-Dương-
vương, trị phương Nam gọi là nước Xích-qui.
Kinh-Dương-vương lấy con gái Thần-Long là vua hồ
Động-đình, sinh được một con trai đặt tên là Sùng-Lãm, nối
1
ngôi cha, hiệu là Lạc-Long-quân. Sách Lĩnh-Nam trích quái
chép rằng :
« Lạc Long-quân nối ngôi cha, dậy dân cách cầy cấy và
cách mặc cách ăn… Thường thường ở Thủy-phủ mà nhân dân
cứ bình yên vô sự. Khi dân có việc thì cứ gọi Long-quân rằng
: Bố ơi sao không đến dạy vẽ cho chúng con ? Long-quân tức
đến ngay… Con Đế-Nghi là Đế-Lai trị phương Bắc, nhân thiên
hạ thái bình… bèn đi thăm nước Xích-qui ở phương Nam. Bấy
giờ Long-quân còn ở Thủy-phủ, trong nước không có chủ.
Đế-Lai để con gái yêu ở hành tại rồi đi thăm các địa
phương… Đế-Lai mến cảnh quên về. Dân phương Nam khổ
sở vì những nỗi phiền nhiễu… bèn cùng nhau to tiếng gọi lên
: Bố ơi ở đâu ? Sao để cho chúa phương Bắc đến xâm nhiễu
dân chúng ? Long-quân đến thấy Âu-cơ một mình ở hành tại,
bèn yêu… Âu-cơ vui theo… Long-quân và Âu-Cơ ở với nhau,