Page 16 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 16

II. GIAO-CHỈ VÀ VIỆT-THƯỜNG






                   Ở đời thái-cổ – đời Nghiêu Thuấn Hạ Thương trong lịch-

           sử  Trung  hoa  –  trong  khi  người  Hán-tộc  đương  còn  quanh

           quẩn ở lưu vực sông Hồng-hà và sông Vỵ-thủy, thì ở miền

           Nam,  trong  khoảng  lưu  vực  sông  Dương-tử,  sông  Hán  và

           sông  Hoài,  có  những  người  văn  hóa  khác  hẳn  với  văn  hóa

           của người phương Bắc, mà trong thư tịch xưa của Trung-hoa

           người  ta  gọi  chung  bằng  tên  Man  Di.  Từ  đời  Nghiêu  Thuấn

           (đại khái thế kỷ 20 về trước) người Hán tộc sống trên tảng

           đất  hoang  thổ  phì  nhiêu  đã  biết  kinh  tế  nông  nghiệp  rồi.

           Người Man Di ở phương Nam, sống trong các rừng, các đầm

           và  hai  bên  bờ  sông,  trên  bờ  biển,  thì  còn  sinh  hoạt  bằng

           nghề săn bắn, nhất là nghề đánh cá. Theo các thư tịch xưa

           thì cái phong tục đặc thuộc của người Man Di – có lẽ là của

           những nhóm Man Di làm nghề đánh cá ở hai bên bờ sông lớn

           – là tục cắt tóc xăm mình. Người ta giải thích tục ấy rằng vì

           người Man Di phần nhiều sinh hoạt ở trong nước, thường bị

           loài  giao  long,  tức  thuồng  luồng,  là  loài  cá  sấu  lớn  ở  miền

           Dương-tử, làm hại, nên họ xăm mình thành hình trạng giao

           long  để  khi  họ  lặn  xuống  nước,  loài  giao  long  tưởng  họ  là

           đồng chủng bèn không làm hại nữa. Còn tục cắt tóc có lẽ là

           để lặn lội cho thuận tiện.


                   Trong các nhóm người Man Di ở rải rác trong miền lưu

           vực  sông  Dương-tử,  có  một  nhóm  từ  đời  Nghiêu  Thuấn  đã

           giao tiếp với người Hán tộc là dân tộc khai hóa sớm hơn họ.

           Người  Hán  tộc  thường  gọi  họ  là  người  Giao-chỉ.  Đem  đối

           chiếu những điều thư tịch xưa chép về đất Giao-chỉ, người ta

           có thể nhận định đất ấy ở về miền tỉnh Hồ-nam ngày nay, ở
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21