Page 17 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 17

quanh miền hồ Động-đình, giáp với giải Nam-lãnh…


                   Tại sao người Hán tộc lại gọi nhóm Man Di ấy là người

           Giao-chỉ ? Theo chúng tôi suy cứu thì tên ấy hẳn có quan hệ

           với tục xăm mình. Như chúng ta đã biết, những nhóm Man

           Di  ở  miền  sông  Dương-tử  xăm  mình  thành  hình  trạng  giao

           long để cho giao long lộn họ là đồng chủng. Về sau, vì người

           ta  cố  làm  cho  giống  hình  giao  long,  rồi  dần  dần  phát  sinh

           mối tin tưởng rằng chính mình là đồng chủng với giao long,

           chính mình do tổ tiên là giao long sinh ra, thế là phát sinh

           quan niệm tô-tem, nhận giao long là vật-tổ. Có lẽ khi người

           Hán tộc tiếp xúc với nhóm người Man Di làm nghề đánh cá ở

           miền  Hồ-nam,  thấy  họ  có  tục  xăm  mình  thành  hình  trạng

           giao long và thờ giao long làm vật-tổ, cho họ là « người giao

           long », nên gọi miền họ ở là Giao-chỉ, tức là miền đất của

           giống người Giao-long.


                   Chúng ta đã biết rằng người Giao-chỉ làm nghề đánh cá,

           có tục cắt tóc xăm mình và thờ giao long làm vật-tổ. Ngoài

           nghề đánh cá là nghề chủ yếu, có lẽ những người Giao-chỉ ở

           những nơi chân núi đất cao và nơi đầm lầy bồi cạn đã biết

           nghề trồng trọt, làm ruộng cấy lúa. Ở khoảng giữa hồ Động-

           đình và hồ Phiên-dương, từ đời Nghiêu Thuấn về trước đã có

           một  nhóm  người  mà  trong  sách  xưa  người  ta  gọi  là  Tam-

           Miêu biết nghề làm ruộng trồng lúa rồi. Người Giao-chỉ ở trên

           một  phần  đất  của  người  Tam-Miêu  xưa  hẳn  cũng  đã  biết

           cách làm ruộng.


                   Về  kỹ  thuật,  người  ta  chưa  biết  người  Giao-chỉ  dùng

           những  đồ  gì  để  đánh  cá.  Người  ta  cũng  không  biết  rõ  họ

           dùng  những  thứ  cuốc  gì,  bằng  gỗ  hay  bằng  đá,  để  làm

           ruộng. (Những đồ làm ruộng đào được ở Ngưỡng-thiều, tỉnh
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22