Page 179 - Nền giáo dục của người giàu
P. 179
Với tất cả những gì học hỏi được, Brian đã có bốn chiếc xe tải phục vụ công
việc trong vòng một năm, tiếp đến là năm cái trong năm sau đó. Năm năm kể
từ khi rời trường, nhờ sự nỗ lực hết, anh đã có một công ty thu gom rác với
doanh thu một triệu đô-la một năm và mua được nhà riêng khi mới 24 tuổi.
Công ty của anh từ đó cứ thế phát triển. (Ngoài kia có rất nhiều rác cần xử
lý! Đối với một doanh nhân tự học, đó là cơ hội thay vì một thực tế cần né
tránh bằng mọi giá.) Hiện nay, công ty anh có hơn 200 chi nhánh ở khắp
Canada, Mỹ và Australia với các cơ sở sẽ sớm đi vào hoạt động tại Anh.
Công ty thu về lợi nhuận hơn 100 triệu đô-la nhờ thu gom và xử lý rác mỗi
năm.
Trở lại những nỗi sợ hãi mà các bạn học và tôi tại Deerfield đã tưởng tượng
ra khi không có được bằng cấp. Giờ đây, tôi đã đánh bạo hỏi: “Chuyện gì
xảy ra nếu tôi trở thành người quét rác thật?” Câu hỏi nghe có vẻ ngây thơ
thái quá với ai đó chưa bao giờ trải nghiệm công việc lao động chân tay thực
nhưng với những người được đề cập đến trong cuốn sách này, tôi tin đó là
một câu hỏi công bằng.
Nỗi ám ảnh về tương lai trong những công việc bần cùng đã buộc chúng tôi
phải bước chân vào giảng đường với suy nghĩ rằng những công việc cấp thấp
như thế không bao giờ thay đổi, giống như là một địa vị thấp trong xã hội Ấn
Độ cổ đại: Kẻ bần cùng cũng mãi chỉ là kẻ bần cùng mà thôi.
Thậm chí khi lướt qua cuộc sống của những nhân vật trong cuốn sách này, ta
thấy, đối với họ, “những công việc bần cùng” thời còn trẻ không hề “bần
cùng” chút nào. Thay vì thế, chúng mang lại giá trị cho công việc, lĩnh vực
kinh doanh, cơ hội gặp gỡ các cố vấn và những người khác để nâng tầm sự
nghiệp tương lai của họ cũng như thu nhập để đảm bảo cho họ một cuộc
sống tự do. Những công việc bần cùng từ bồi bàn hay phục vụ trong các
quán ăn nhanh đến nhân viên kinh doanh trực tiếp hay qua điện thoại, thậm
chí cả những công việc tay chân, nhưng họ chắc chắn rằng mình không gắn
bó với chúng suốt đời. Tại sao vậy?
Trong một cuốn sách tuyệt vời có tên 50 Rules Kids Won’t Learn in School
(Tạm dịch: 50 Quy tắc trẻ không học được ở trường) của Charles Syker, Quy
tắc số 15 có nội dung: Phẩm hạnh không mang lại những chiếc bánh mỳ kẹp.
Ông bà ta còn gọi “những chiếc bánh kẹp” đó là cơ hội. Syker viết: “Bạn
sống ở một mảnh đất của những cơ hội hiếm có và mức thu nhập linh hoạt
đến kinh ngạc: Nếu bạn bắt đầu với hai bàn tay trắng, không có nghĩa là bạn
sẽ tay trắng cả đời. Điều quan trọng là bạn phải thực sự bắt đầu.”