Page 172 - Nền giáo dục của người giàu
P. 172

thực tế này. Điều này thực sự rất quan trọng đối với tôi.


           “Kinh doanh là khái niệm còn mơ hồ. Giả sử suốt mấy năm đại học, chúng ta
           học một ngành nghề không dính líu gì đến kinh doanh như bác sỹ, luật sư, kỹ

           sư, y tá hay lập trình viên. Ngoài ra, sẽ có một số ngành nghề khác mang tên
           “kinh doanh” với một số ít người học. Rất nhiều người lựa chọn trở thành
           bác sỹ, luật sư, kỹ sư, y tá hay lập trình viên. Nhưng thực tế, dù bạn làm
           ngành nghề gì, bạn đều phải kinh doanh nó. Vì thế tất cả mọi ngành nghề
           đều là kinh doanh. Bạn càng hiểu rõ về cơ chế hoạt động của ngành nghề bạn

           đang làm việc, bạn càng trở nên giàu có hơn.”


           Scott Basnsister và những người thành công nhờ tự nỗ lực đều quan sát
           thành quả mà họ muốn tạo ra trong cuộc sống và tập trung không mệt mỏi để

           đạt được nó, loại bỏ hết những thứ tào lao không mang lại hiệu quả. Đó là
           một trong những nhân tố quan trọng phân biệt tư duy làm chủ với tư duy làm
           thuê.


           Trái lại, những người có tư duy làm thuê cảm thấy hài lòng khi chỉ cần làm
           việc chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ hơn nữa, ở trường, ở nơi làm việc và ở

           một doanh nghiệp nào đó mà không quan tâm liệu tất cả nỗ lực của mình có
           trực tiếp tạo ra những hiệu quả cụ thể mà mình mong muốn hay không.


           Hệ thống từ trường học đến nơi làm việc trong thế giới hiện đại ngày nay,

           bằng nhiều cách, được hình thành nhằm khuyến khích mọi người thể hiện tư
           duy làm thuê, tạo ra ngày càng nhiều kết quả mà không tập trung vào hiệu
           quả thực tế.


           Nhiều người dành bốn năm đắm chìm trong những lý thuyết học thuật chán
           ngắt ở trường học, sau đó chọn làm việc cho các công ty tư vấn nhan nhản

           những chuyện tào lao hay các cơ quan hành chính quan liêu trì trệ.


           Có thể ở những nơi làm việc như thế, bạn tạo ra những kết quả chẳng đâu
           vào đâu, chẳng mang lại hiệu quả gì; nhưng nó cho bạn sự an toàn về tài

           chính, sự tự lừa dối mình bằng cảm giác sung túc và viên mãn, cả niềm thích
           thú với hy vọng có được nhiều kết quả nhờ làm việc chăm chỉ mà không cần
           để ý đến hiệu quả thực tế. Hãy chạy trốn khỏi những tình huống như thế
           ngay khi vừa nhận ra bóng dáng thấp thoáng của chúng.


           Thay vì thế, hãy luôn hướng đến việc tạo ra những hiệu quả thực tiễn và bạn

           sẽ không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc, nó sẽ luôn nằm trong tầm với của
           bạn. Đổi tiền mặt lấy những thứ vớ vẩn (điều thường thấy trong nền giáo dục
   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177