Page 237 - Danh_bai_pho_wall
P. 237

Chẳng mấy chốc đ~ có một thị trường dành cho các loại chứng khoán dựa vào các khoản
               vay thế chấp, và chúng có thể được mua bán dễ d{ng như cổ phiếu hay trái phiếu hay như
               một chai vodka ở Moscow. Hàng nghìn khoản vay thế chấp và sau này là hàng triệu được
               gộp thành nhiều gói. Phát minh nhỏ này, nếu bạn có thể gọi như thế, cuối cùng đ~ trở thành
               một ngành công nghiệp trị giá 300 tỷ đô-la/năm, còn lớn hơn cả ngành công nghiệp thép,
               than hay dầu lửa.

                   Nhưng đến năm 1982 tôi vẫn coi Fannie Mae là một công ty kinh doanh dựa trên lãi
               suất. Tôi mua cổ phiếu này lần thứ hai trong sự nghiệp phân tích của mình khi lãi suất đang
               giảm. Sau khi gọi điện đến công ty vào ngày 23/11/1982, tôi viết trong những dòng ghi
               chép: “...mình dự đo|n lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của Fannie Mae sẽ l{ 5 đô-la”. Năm đó,
               cổ phiếu n{y tăng trở lại theo đúng kiểu của Fannie Mae, từ 2 đô-la lên 9 đô-la. Điều vẫn
               thường xảy ra với những cổ phiếu mang tính chu kỳ: mặc dù công ty n{y đ~ thua lỗ v{o năm
               1982 nhưng cổ phiếu đ~ tăng lên bốn lần, vì c|c nh{ đầu tư vẫn kì vọng về kỷ nguyên vàng
               sắp tới.


               1983

                   Khi tôi gọi điện đến công ty hồi th|ng 2, Fannie Mae đang kinh doanh c|c loại chứng
               khoán dựa vào những khoản thế chấp mới trị giá 1 tỷ đô-la/tháng. Bỗng nhiên tôi thấy
               Fannie Mae giống như một ng}n h{ng, nhưng lại có những ưu thế nổi trội hơn cả một ngân
               hàng. Các ngân hàng trả chi phí hoạt động từ 2-3% lợi nhuận. Fannie Mae chỉ phải trả 0,2%
               lợi nhuận cho phí quản lý chung. Công ty cũng không có nh{ quản lý nào thủ cựu, không bỏ
               đi c|c lò nướng, không mất tiền thuê Phil Rizzuto để quảng cáo cho các loại chứng khoán
               dựa vào các khoản thế chấp trên truyền hình. Tổng số nhân viên của công ty vào khoảng
               1.300 người, làm việc trong bốn văn phòng đặt tại bốn thành phố khác nhau. Ngân hàng
               trung ương Mỹ có số chi nh|nh tương đương với số nhân viên của Fannie Mae.

                   Nhờ tình trạng được chính phủ hỗ trợ nhưng quản lý độc lập, Fannie Mae có thể được
               vay tiền với lãi suất thấp hơn bất cứ ngân hàng nào, còn thấp hơn cả IBM hay General
               Motors hay hàng nghìn công ty khác. Lấy ví dụ nó có thể vay tiền tới 15 năm với mức lãi
               suất 8%, dùng số tiền đó để mua một khoản vay thế chấp 15 năm với mức lãi suất 9% và
               thu về 1% chênh lệch.


                   Không một ngân hàng, tổ chức tiết kiệm và cho vay hay một công ty tài chính nào khác
               ở Mỹ có thể kiếm được mức lợi nhuận 1% chênh lệch như vậy. Nghe thì có vẻ không nhiều,
               nhưng 1% của khoản vay trị giá 1 tỷ đô-la thì đ~ lên tới 1 triệu đô-la.

                   Fannie Mae bắt đầu giảm trọng lượng của “tảng đ| granite” – danh mục đầu tư v{o c|c
               khoản vay thế chấp dài hạn m{ nó đ~ mua giữa những năm 1970 với mức lãi suất không có
               lợi. Quá trình này diễn ra khá chậm. Các khoản vay thế chấp có thể t|i đầu tư v{ Fannie Mae
               có thể thay thế chúng bằng những khoản vay thế chấp khác có lãi suất cao hơn. Nhưng nó
               vẫn sở hữu các khoản vay thế chấp với tổng trị giá là 60 tỷ đô-la với 9,24% lãi, trong khi chi
               phí nợ trung bình là 11,87%.







                  Học chứng khoán bằng cách CLICK vào website: https://CophieuX.com
   232   233   234   235   236   237   238   239   240   241   242