Page 58 - Chiêu bài quản lý vàng của Bill Gates
P. 58

Khi bạn đối diện với Bill Gates, có thể bạn sẽ hỏi ông làm thế nào
           để có thể trở thành một giám đốc thành công, chứ bạn sẽ không hỏi
           ông làm thế nào để trở thành một nhân viên xuất sắc. Đối với một
           công ty, những nhân viên xuất sắc cũng đóng những vai trò vô cùng

           quan trọng. Trong mắt của Bill Gates, những nhân viên giỏi cũng
           quan trọng như những giám đốc giỏi. Với kinh nghiệm quản lí kinh
           doanh Microsoft nhiều năm, Bill Gates cho rằng, những nhân viên có
           được những đặc điểm dưới đây đều có thể được coi là nhân viên xuất

           sắc:


                 1. Một nhân viên giỏi phải có hứng thú đối với sản phẩm của công
           ty, nhất là những nhân viên phòng khai thác sản phẩm. Chỉ khi hứng

           thú đối với sản phẩm của công ty thì nhân viên mới có được sự nhiệt
           tình và động lực trong công việc. Nhưng nhân viên đó không được
           quá tin tưởng vào sản phẩm, cho rằng sản phẩm của công ty mình
           luôn là sản phẩm tốt nhất, tiên tiến nhất, như vậy sẽ dễ rơi vào trạng

           thái tự trói chân mình, không cầu tiến, đó là một điều rất nguy hiểm.


                 2. Một nhân viên giỏi phải khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến của
           người khác, càng phải biết lắng nghe ý kiến của khách hàng, như vậy

           mới có thể không ngừng tiến bộ.


                 3. Phải chú trọng đến chi tiết, theo đuổi sự hoàn hảo. Rất nhiều
           việc mà một nhân viên làm trong một công ty đều là những “việc

           nhỏ”, bởi vậy, phải rèn luyện được thói quen chú trọng đến chi tiết.
           Nếu không chú trọng đến chi tiết thì khó có thể hoàn thành công việc
           một cách tốt nhất, mà chi tiết lại quyết định thành bại trong công việc.



                 4. Một nhân viên giỏi phải có một kế hoạch cho sự nghiệp của
           mình. Giống như một công ty phải có mục tiêu lâu dài, một nhân viên
           phải có một quy hoạch chi tiết cho cuộc đời mình, từ đó không ngừng
           nâng cao tố chất và năng lực của bản thân.



                 Kế hoạch cho sự nghiệp phải được đưa ra dựa trên sở thích, đặc
           điểm tính cách, khuynh hướng năng lực của bản thân và các kiến thức
           kỹ năng chuyên ngành mà bản thân đã học được, đồng thời phải cân

           nhắc đến các yếu tố ngoại cảnh, tổng hợp so sánh, cân nhắc nặng nhẹ,
           đặt mình vào vị trí có thể thể hiện được rõ nhất giá trị của bản thân.
           Ở Microsoft, những nhân viên có kế hoạch tốt cho sự nghiệp của
           mình càng dễ được lãnh đạo coi trọng.
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63