Page 56 - Chiêu bài quản lý vàng của Bill Gates
P. 56

nhập học vào Stanford. Sau này, vào năm 1979, ông đã quay lại
           Stanford để hoàn thành việc học còn dang dở. Ngay năm đầu tiên
           quay trở lại Stanford, Steve Balmer đã nhận được 2 suất học bổng,
           mỗi suất trị giá 10.000 đô la, tin này nhanh chóng được truyền đi

           khắp Học viện Stanford. Đó cũng là lúc Microsoft đang chiêu mộ
           nhân tài, sau vài lần nói chuyện, Bill Gates đã thuyết phục được Steve
           Balmer lúc đó đang học tại Stanford về làm cho mình. Thế là Steve
           Balmer đã vào làm việc tại Microsoft với mức lương 50.000 đô

           la/năm. Từ đó, Steve Balmer bắt đầu sự nghiệp gần 30 năm tại
           Microsoft với tinh thần làm việc hết mình. Sự thành công của
           Microsoft cũng cho chúng ta thấy Steve Balmer quả là một nhà quản lí
           doanh nghiệp xuất sắc, ông đã mang lại sức sống vô tận cho

           Microsoft.


                 Từ sau khi trở thành Chủ tịch của Microsoft vào năm 1998, Steve
           Balmer chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ Microsoft, ông bắt đầu tạo

           dựng lại công ty theo cách của mình, bao gồm cả việc thực hiện ước
           mơ của Microsoft, giấc mơ về một phần mềm ưu việt có thể cho phép
           con người có được khả năng giao lưu và sáng tạo bất cứ lúc nào, bất
           cứ ở đâu và thông qua bất cứ thiết bị nào. Đồng thời, ông còn có một

           kế hoạch vĩ đại hơn: kế hoạch kinh doanh lớn hơn, thu nhập nhiều
           hơn và giành nhiều sự ủng hộ về kỹ thuật hơn cho các khách hàng…


                 Bộ phận khai thác của Microsoft trước đây đã có một hướng đi sai

           lầm, đó là các nhân viên khai thác khi khai thác sản phẩm mới đã khai
           thác theo nhu cầu của sản phẩm mà xa rời nhu cầu của khách hàng.
           Steve Balmer đã làm thay đổi tình hình, đó cũng là sự khởi đầu cho
           nguyên tắc kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm của Microsoft.

           Bởi vậy, phương pháp làm việc của nhân viên Microsoft cũng có sự
           thay đổi, không còn theo phương pháp truyền thống ngồi làm việc
           trong văn phòng mà ra khỏi văn phòng đến gặp khách hàng, tìm hiểu
           nhu cầu thực tế của khách hàng. Steve Balmer thậm chí còn quy định

           số lần đến gặp khách hàng mỗi tháng của nhân viên.


                 Ngoài ra, để thể hiện được khái niệm lấy khách hàng làm trung
           tâm, phòng khai thác sản phẩm của Microsoft đã thực sự thay đổi, phí

           điện thoại khách hàng gọi tới được đưa vào báo cáo lỗ của phòng khai
           thác sản phẩm. Chính vì sản phẩm có vấn đề nên khách hàng mới gọi
           điện đến. Như vậy, phòng khai thác sản phẩm của Microsoft bắt buộc
           phải có sự thay đổi nhằm vào đối tượng khách hàng để đáp ứng nhu

           cầu của họ. Bởi vậy, bắt buộc phòng khai thác sản phẩm phải chịu
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61