Page 145 - Chiêu bài quản lý vàng của Bill Gates
P. 145

đồng quản trị của IBM, điều này cũng có vai trò quan trọng trong
           thành công của Bill Gates. Microsoft có ưu thế về kỹ thuật, thêm vào
           đó là sự điều hành từ bên trong của mẹ Bill Gates, cộng với sự thể
           hiện xuất sắc của bản thân Bill Gates, tất cả những điều đó đã thúc

           đẩy sự hợp tác giữa IBM và Microsoft.


                 Chính lần hợp tác này đã giúp Microsoft nhanh chóng trở nên nổi
           tiếng. Cùng với sự bùng nổ của máy tính cá nhân của IBM, Microsoft

           cũng nhanh chóng nổi tiếng, hệ điều hành của Microsoft trở thành
           tiêu chuẩn trong ngành phần mềm máy tính. Rất nhanh, Bill Gates
           cũng thành công trong việc bán phần mềm của mình cho IBM. Lần
           hợp tác này, sản phẩm của Microsoft không những có được sự quảng

           cáo tốt mà còn tăng cường được giá trị của thương hiệu Microsoft,
           đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này của Microsoft.


                 Sau khi các sản phẩm của Microsoft chiếm lĩnh toàn bộ thị trường

           Mỹ, Bill Gates chưa hài lòng và vẫn tích cực khai thác thị trường nước
           ngoài. Thị trường châu Âu và châu Á là trọng điểm của Microsoft; ở
           thị trường châu Âu, để có thể đáp ứng được nhu cầu thực sự của
           khách hàng, Microsoft xây dựng ở đây một trung tâm khai thác độc

           lập, người phụ trách trung tâm này là Henry người Pháp, ông từng
           học ở Mỹ, sau này về nước làm việc trong ngành máy tính. Henry là
           người bạn Bill Gates quen khi học đại học, cũng là một người say mê
           máy tính, do Henry thông thạo thị trường máy tính châu Âu nên sau

           này Bill Gates mời ông tham gia Microsoft, phụ trách thị trường châu
           Âu. Còn ở Trung Quốc thuộc châu Á, Microsoft hợp tác với chính phủ
           Trung Quốc, cũng có được thị trường Trung Quốc một cách khá
           nhanh chóng. Những thứ mà Microsoft có được là nhờ vào sự tận

           dụng khéo léo và triệt để các mối quan hệ.





                                                          9.


                 ĐIỀU TRA KỸ LƯỠNG, TÌM HIỂU



                    NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG


                 Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, ở một mức độ nào đó cũng
           là cung cấp dịch vụ. Bởi vậy, cần phải chăm chú lắng nghe ý kiến của
           khách hàng, tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng, phải khiến cho
           khách hàng cảm thấy doanh nghiệp luôn quan tâm theo sát họ, có thế
   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150