Page 117 - Chiêu bài quản lý vàng của Bill Gates
P. 117
khẩu hiệu như thế này: “Bán máy photo với giá thành phẩm của
Xerox”. Sau khi chịu “sự sỉ nhục” đó, Xerox bắt đầu triển khai nghiên
cứu tình báo cạnh tranh với quy mô lớn, cuối cùng đã đánh bại
Canon, giành lại được thị phần từ tay người Nhật.
Thực ra, trong vô vàn các lĩnh vực trong thị trường, máy tính là
lĩnh vực đòi hỏi cao nhất năng lực dự đoán rủi ro đối với thị trường
trong quá trình cạnh tranh. Tốc độ nâng cấp nhanh chóng của phần
mềm, phần cứng máy tính hoàn toàn có thể khiến cho một công ty
thiếu năng lực dự đoán rủi ro bị phá sản trong chớp mắt. Sau khi
Spindler nhậm chức Chủ tịch công ty Apple, một trong những đối tác
của Microsoft, ông đã dành nhiều công sức cho việc dự đoán rủi ro.
Ông yêu cầu trước khi mỗi hạng mục được phê duyệt, đều phải trải
qua sự kiểm nghiệm nghiêm ngặt của hai giai đoạn là điều tra và khái
niệm. Đồng thời, ngay cả cuộc họp của Hội đồng quản trị cũng phải
được kiểm tra kỹ lưỡng.
Spindler yêu cầu nhân viên phải so sánh các cuộc họp của Apple
với các cuộc họp của 6 công ty thuộc “cấp thế giới” như SC Johnson,
Coca Cola, Motorola... Đồng thời, mỗi lần bắt đầu hội nghị đều có
một cuộc thảo luận “khung chiến lược”, có biểu đồ thể hiện sự thay
đổi của tình hình so với lần họp trước. Spindler thậm chí còn đưa tiền
thưởng năm của mình ra làm đảm bảo cho sự dự đoán chính xác về
phương diện quản lí sản phẩm và giao hàng. Ông nói với các nhân
viên của mình rằng: “Nếu mọi việc xảy ra không theo ý muốn, thì túi
tiền của tôi sẽ trống rỗng”. Nhờ vào tài năng của mình, sau này chính
ông đã đưa được Apple ra khỏi thời khắc khó khăn.
Công ty Microsoft của Bill Gates tuy chưa gặp phải thời khắc khó
khăn liên quan đến sự sinh tồn như Apple nhưng Bill Gates luôn rất
coi trọng những dự đoán về nguy cơ trong tương lai. Công tác dự
đoán rủi ro ở Microsoft do “túi khôn” của ông đảm trách, thành viên
của “túi khôn” Microsoft không thuộc vào một phòng ban nào, nhưng
họ có được sự thừa nhận của tất cả mọi người nhờ vào tài trí và kinh
nghiệm của mình. Microsoft sở dĩ phải thành lập “túi khôn” và ủy ban
cố vấn học thuật, mục đích chính là để các chuyên gia học thuật đưa
ra những ý kiến mang tính chất xây dựng về phương diện chiến lược
phát triển toàn cầu và tính an toàn cho các sản phẩm của mình.
Trong hội nghị do Microsoft tổ chức, các thành viên của túi khôn
sẽ lắng nghe những tiến triển về phương diện tăng cường sản phẩm