Page 116 - Chiêu bài quản lý vàng của Bill Gates
P. 116

Mỗi sách lược thị trường của Microsoft được đưa ra đều phải
           thông qua sự sát hạch nghiêm ngặt của “trò chơi chiến tranh” ở
           phòng War Room, thông qua một cuộc kiểm nghiệm giống cuộc chiến
           thực sự trên thị trường trước khi được đưa ra thị trường. Những

           sách lược này, thông qua sự kiểm nghiệm của phòng War Room, trở
           nên có hiệu quả và thực tế hơn, từ đó tránh được những rủi ro do
           những quyết sách không khoa học mang lại. Bill Gates từng tuyên bố
           với giới kinh doanh toàn cầu rằng: “Các bạn phải cảm thấy may mắn

           vì chúng tôi không tiến vào sản nghiệp của các bạn”, sở dĩ ông dám
           nói như vậy là vì ông thực sự có khả năng để làm như vậy.


                 Rủi ro lớn nhất mà Bill Gates phải đối mặt là tìm sản phẩm thay

           thế cho các sản phẩm cũ, hơn nữa, còn phải tìm thấy trước khi nguồn
           lợi nhuận trọng tâm vốn có hoàn toàn biến mất. Đồng thời, nguồn lợi
           nhuận có được từ sản phẩm thay thế trong tương lai phải tương
           đương, thậm chí nhiều hơn một bậc so với sản phẩm cũ. Bởi vậy,

           Microsoft đã đến lúc phải đối mặt với sự cạnh tranh thực sự. Đây
           cũng là một trong những lí do quan trọng khiến Microsoft coi trọng
           việc thông qua những công tác tình báo để nắm được hướng đi của
           thị trường.



                 Không chỉ Microsoft coi trọng tình báo cạnh tranh, ngày càng
           nhiều các công ty trên thế giới cũng bắt đầu coi trọng phòng ban này.
           Chính phủ Nhật Bản hàng năm đều đầu tư rất nhiều tiền vào công tác

           thu thập và phân tích các tin tức tình báo cạnh tranh, hơn nữa còn
           cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Sự phát triển với
           tốc độ nhanh chóng của các doanh nghiệp Nhật Bản trên phạm vi
           toàn cầu bắt nguồn từ sự coi trọng cao độ tin tức tình báo cạnh tranh

           từ chính phủ đến doanh nghiệp.


                 Công ty Xerox của Mỹ cũng hết sức coi trọng công tác tình báo
           cạnh tranh, hơn nữa, vì tận dụng tốt các tin tức tình báo cạnh tranh,

           trong cuộc cạnh tranh thị trường với đối thủ Nhật Bản, họ đã giành
           được vị trí có lợi.


                 Năm 1959, công ty Xeros đã phát minh ra chiếc máy in ảnh đầu

           tiên trên thế giới, vào những năm 60 và đầu những năm 70 sau này,
           luôn duy trì được vị trí dẫn đầu trên thị trường máy in ảnh thế giới.
           Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1982, thị phần của
           nó giảm từ 81% xuống còn 36%. Đối thủ lớn nhất của Xerox chính là

           công ty Canon của Nhật Bản. Canon từng có giai đoạn đưa ra một
   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121