Page 83 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 83

vị trong xã hội”. Và rồi tôi hỏi cô ấy: “Cô nghĩ như thế nào nếu cô lâm vào
           tình huống như trên? Cô sẽ nói gì với chính mình?”. Cho phép tôi trích dẫn
           những gì cô ấy đã nói trong cuộn băng ghi âm buổi hôm đó: “Tôi đã cưới

           một triệu phú và có cuộc sống giàu sang dễ dàng, tôi đã bị cuốn vào vòng
           xoáy đó! Tôi tán tỉnh đàn ông; tôi giễu cợt họ! Nhưng giờ tôi đã 80 tuổi; tôi
           không có con. Nhìn lại khi về già, tôi không thấy tất cả những điều đó có ý
           nghĩa gì; thật ra tôi phải nói cuộc đời của tôi là một thất bại”.


               Rồi tôi mời người mẹ của cậu bé tật nguyền hãy thử tưởng tượng khung
           cảnh khi chị đã 80 tuổi, đang hấp hối trên giường bệnh và nhìn lại cuộc sống
           của chính mình. Sau đây là những gì chị ấy đã nói trong cuộn băng: “Tôi đã
           ước ao mình sẽ có con, và điều ước này đã thành hiện thực; nhưng một đứa

           đã chết; đứa còn lại thì tật nguyền và có thể bị gửi đến trại từ thiện nếu tôi
           không đủ khả năng chăm sóc nó. Mặc dù nó tật nguyền và vô dụng, nhưng
           dù sao nó vẫn là con của tôi. Và vì con, tôi phải sống hết mình, phải trở

           thành một người tốt hơn”. Nước mắt chị trào ra, chị tiếp tục: “Với tôi, tôi có
           thể thanh thản nhìn lại cuộc sống của mình; vì tôi có thể nói cuộc đời tôi có ý
           nghĩa, và tôi đã cố gắng để thực hiện nó; tôi đã làm hết sức - tôi đã cố gắng
           sống vì con mình. Cuộc đời tôi không hề thất bại!”. Nhìn lại cuộc đời mình
           như thể mình đang trong giờ phút hấp hối, chị bỗng nhiên nhận ra ý nghĩa

           của cuộc đời, một ý nghĩa bao gồm cả nỗi bất hạnh của bản thân. Vì lẽ đó, dù
           rằng cuộc đời có ngắn ngủi - như đối với cậu con trai đã mất của chị - nhưng
           nếu nó đầy ắp niềm vui và tình yêu thương thì nó còn có ý nghĩa hơn cả một

           cuộc đời kéo dài tới 80 năm trong buồn bã.

               Một lúc sau, tôi tiếp tục đặt ra một câu hỏi khác, lần này là với cả nhóm.
           Câu hỏi là liệu một con vượn bị tiêm chích nhiều lần với mục đích phát triển
           huyết thanh ngừa bại liệt có thể hiểu được ý nghĩa sự đau đớn của nó hay

           không. Cả nhóm nhất trí trả lời rằng dĩ nhiên con vượn không hiểu; với trí
           thông minh có hạn, nó không thể bước vào thế giới loài người - một thế giới
           duy nhất có thể hiểu được ý nghĩa của sự đau khổ. Rồi tôi dẫn dắt mọi người
           đến câu  hỏi: “Vậy  con  người thì  sao? Các  bạn có  chắc  rằng thế  giới con

           người là điểm mút trong sự tiến hoá của vũ trụ? Phải chăng vẫn còn một
           chiều không gian khác mà con người chưa biết - một thế giới vượt xa khỏi
           thế giới của loài người - một thế giới mà trong đó, ý nghĩa tối hậu của những
           khổ đau của con người sẽ có lời đáp?”


               Ý nghĩa tối thượng

               Cái ý nghĩa tối hậu này vượt ngoài phạm vi hiểu biết của con người; trong
           liệu pháp ý nghĩa, chúng tôi đề cập đến nó trong ngữ cảnh về một ý nghĩa tối

           thượng. Trách nhiệm của một người trong cuộc đời này - như một số triết gia
           từng nói - không phải là để kéo dài một cuộc sống vô nghĩa mà là chịu đựng
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88