Page 81 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 81

khỏi. Tuy nhiên, nếu có thể tránh được thì việc cần làm là hãy xoá bỏ nguyên
           nhân của nó, dù nguyên nhân này thuộc về tâm lý, sinh lý hay chính trị. Chịu
           khổ một cách không cần thiết là khùng điên hơn là anh hùng.


               Trước  khi  qua  đời,  Edith  Weisskopf-Joelson,  nữ  giáo  sư  của  Đại  học
           Georgia đã khẳng định trong bài viết của mình về liệu pháp ý nghĩa rằng:
           “Các quan điểm về sức khoẻ thần kinh hiện nay nhấn mạnh ý niệm cho rằng

           đã là người thì phải hạnh phúc, rằng bất hạnh là một triệu chứng rối loạn
           thích ứng. Cách chẩn đoán phân biệt như thế chẳng khác nào làm cho nỗi bất
           hạnh không thể tránh được, vốn đã là một gánh nặng, giờ càng thêm nặng nề
           bởi chính nỗi chán chường về tình trạng bất hạnh, kém may mắn của mình”.
           Và trong một bài báo khác, bà đã thể hiện hy vọng rằng liệu pháp ý nghĩa

           “có thể giúp giải quyết những xu hướng tiêu cực trong nền văn hoá ngày nay
           ở Mỹ, nơi những người mắc bệnh nan y có rất ít cơ hội để tự hào về những
           đau khổ của mình, họ càng không thể xem nỗi đau là cao quý chứ không

           phải là sự thấp hèn” vì vậy “những người này không chỉ cảm thấy bất hạnh
           mà còn xấu hổ vì sự bất hạnh của mình”              [16] .


               Có khi chúng ta bị tước đi cơ hội làm việc hay cơ hội hưởng thụ cuộc
           sống, nhưng dù là gì thì chúng ta cũng không thể tránh được sự đau khổ.
           Bằng cách can đảm chấp nhận đau khổ, xem đó như là thử thách cần vượt
           qua, cuộc sống có ý nghĩa đến tận giây phút cuối cùng, và nó vẫn giữ nguyên
           ý nghĩa này cho đến khi mọi sự kết thúc. Nói cách khác, ý nghĩa cuộc sống là

           một ý nghĩa vô điều kiện, bởi vì nó bao hàm luôn cả ý nghĩa về nỗi đau
           không thể tránh được.

               Hãy để tôi nhắc lại sự việc có lẽ là trải nghiệm sâu sắc nhất của tôi trong

           trại tập trung. Tỷ lệ sống sót trong trại không hơn 1/28 như các thống kê
           chính xác đã nêu. Sự sống dường như là vô vọng, cũng vô vọng như nỗ lực
           của tôi trong việc cứu lấy tập bản thảo cuốn sách đầu tiên mà tôi giấu trong

           áo khoác khi mới đến Auschwitz. Vì vậy, tôi phải chịu đựng và vượt qua nỗi
           đau mất mát đứa con tinh thần của mình. Và khi ấy, dường như không ai và
           không điều gì có thể làm động lực sống cho tôi, bởi vợ chồng tôi chưa có
           con mà đứa con tinh thần của tôi cũng đã không còn! Thế là tôi thấy mình
           đang đối diện với một câu hỏi, rằng trong hoàn cảnh này, cuộc đời của tôi rốt

           cuộc có vô nghĩa hay không.

               Tôi đã không nhận ra rằng trong khi tôi vẫn đau đáu với câu hỏi này thì
           lời đáp đã có sẵn và đến với tôi không lâu sau đó. Đấy là lúc tôi phải cởi bỏ

           bộ quần áo của mình và mặc vào mớ đồ rách nát của một người tù khác –
           người đã bị đưa tới phòng hơi ngạt ngay sau khi đến Auschwitz. Thay cho
           những trang bản thảo của mình, tôi đã tìm thấy trong túi chiếc áo khoác ấy
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86