Page 39 - Chiêu bài quản lý vàng của Bill Gates
P. 39
nói, tương lai thuộc về người có mắt quan sát và đầu óc dự tính. Khi
ông thành lập công ty Microsoft, nhiều người cho rằng Microsoft
không thể phát triển lớn mạnh, vì thời điểm đó, các công ty giống
Microsoft có hằng hà sa số. Lúc ấy, công ty đình đám nhất là công ty
thiết bị máy tính số. Sáng tạo nổi bật của công ty này là gắn kết ổ cứng
với màn hình máy tính. Thành tựu này đã khiến họ đứng lên vị trí cao
nhất khi kỷ nguyên máy tính bắt đầu chuyển mình. Mười mấy năm
sau công ty này đã phát triển với tốc độ vũ bão.
Năm 1960, công ty đã đưa ra thị trường loại máy tính nhỏ đầu
tiên, đó chính là PDP - 1. Loại máy tính này là tiền thân của máy tính
PDP – 8. Khi ấy, thể tích của PDP – 1 nhỏ nên giá khá rẻ, được người
tiêu dùng ưa chuộng. Trong 10 năm liền, công ty nhanh chóng phát
triển thành một công ty lớn có số vốn đến hàng chục tỷ USD, xứng
đáng với danh hiệu “người khổng lồ máy tính”.
Tuy nhiên, sau đó do người điều hành công ty có những nhận
định sai lầm về tương lai phát triển của máy tính để bàn loại nhỏ nên
công ty bắt đầu sa sút. Ngoài ra, cùng thời điểm Bill Gates thành lập
công ty cũng có một số công ty lớn đã mất đi con mắt quan sát, như
công ty IBM. IBM đã thua công ty máy tính Compaq trên thị trường
máy tính cá nhân. Nguyên nhân chính là do ban lãnh đạo IBM đã có
những đánh giá sai lầm về tương lai, còn Bill Gates có cái nhìn sắc
bén, ông đã tạo ra kỷ nguyên mới cho lĩnh vực máy tính.
Thế kỷ 20, ở Seatle Mỹ có hai người giống tên nhau, nhưng gây
dựng được hai kỳ tích hoàn toàn khác nhau, họ đã chiếm lĩnh hai
đỉnh cao không ai bì được.
Một là Bill Boeing, người sáng lập ra công ty máy bay Boeing.
Năm 1916, Bill Boeing nhận được bản hợp đồng vận chuyển hàng
không từ Sealte đi Vancuver, Canada và đã tạo ra tuyến đường vận
chuyển quốc tế đầu tiên của nước Mỹ. Hiện nay Boeing là công ty chế
tạo máy bay lớn nhất thế giới, Tổng công ty có trụ sở chính tại Seatle,
Mỹ. Bắt đầu từ năm 1921, họ nhận đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng
Mỹ, chuyên chế tạo máy bay quân sự. Sau này, họ sát nhập với một số
công ty, hãng máy bay và công ty vận tải khác. Ngày nay, xưởng sản
xuất Boeing 747 của họ rộng khoảng hơn 500m, cao hơn 40m, cùng
một lúc có thể lắp đặt 6 chiếc Boeing 747. Tuy nhiên, xưởng sản xuất
nói trên cũng chỉ bằng 1/5 xưởng sản xuất lớn nhất của họ.