Page 146 - Nền giáo dục của người giàu
P. 146

Tuy nhiên, sau một vài tháng được nếm trải công việc hành chính, ý nghĩ
           “làm–tự–do” gặm nhấm cô. Cô muốn tự làm ăn và một lần nữa viết thư cho
           tôi hỏi xin lời khuyên. Tôi bắt đầu tư vấn cho cô ấy về cách chuyển sang làm

           tư vấn tự do. Cô ấy đã thực hiện một cú nhảy việc ngoạn mục, từ bỏ công
           việc thoải mái và an toàn và bắt đầu thực hiện vài vụ tư vấn truyền thông xã
           hội tự do có được thông qua Debbie Stier.


           Một năm rưỡi sau khi chuyển sang làm tự do, hai năm sau khi rời trường, khi
           tôi viết cuốn sách này, Schembari đã tự tạo ra được một blog về xuất bản

           sống động, được nhiều người biết đến và nhận được khoảng hơn 50 nhận xét
           mỗi lần cô ấy đăng bài, thu hút được hàng ngàn người theo dõi trên Twitter
           và trả lời những dòng cập nhật của cô ấy thường xuyên. Chúng cũng được

           trích dẫn trên ABC News, CNN và Times như lời của một chuyên gia về
           mạng lưới trên MSN, thậm chí cô còn xuất hiện trong danh sách “thế hệ lãnh
           đạo tương lai của ngành xuất bản.” (Thử nghĩ xem liệu cô ấy có cơ hội nhận
           được sự công nhận đó trong vòng một năm nếu cứ làm công việc toàn thời
           gian ở một nhà xuất bản?)



           Nhờ cái tên nổi như cồn nên nhu cầu đối với các dịch vụ của cô ấy cũng tăng
           lên đáng kể và hiện cô đang được trả 100 đô-la/giờ tư vấn. Tất cả những điều
           này diễn ra trong cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất sau Đại Khủng hoảng.



           Marina chắc chắn đang kiếm được nhiều hơn các bạn đồng môn của mình.
           “Tôi nghĩ một bạn học của tôi có công việc chính thức, còn những người còn
           lại đang chật vật tìm việc làm hoặc làm tạm các công việc bán thời gian
           khác. Người bạn có công việc chính thức này nhận được hàng tá giải thưởng
           và huy chương, anh ấy rất thông minh. Anh ấy làm việc cho Starbucks vì

           chẳng kiếm được công việc nào khác.”


           Ngoài công việc tự do, qua Internet và Skype cô ấy có thể phân bổ thời gian
           và công việc hợp lý giữa London, New Zealand và New York, Marian cũng

           bán một khóa học trực tuyến có tên là “Pajama Job Hunt” (Tạm dịch: Săn
           việc làm) để những người khác có thể thành công như cô nhờ sử dụng mạng
           xã hội và thương hiệu cá nhân để tìm việc.


           Marian khuyên các sinh viên mới tốt nghiệp rằng: “Mỗi ngành nghề đều có
           khoảng 20 blog hàng đầu và những người ảnh hưởng trực tuyến. Bạn cần

           tham gia vào thế giới ảo để kết nối với họ, đọc mọi thứ có thể và viết suy
           nghĩ của mình vào đó. Giả sử bạn muốn tham gia vào lĩnh vực phi lợi nhuận,
           bạn sẽ tìm kiếm từ khóa “các tổ chức phi lợi nhuận trên Twitter” và chắc

           chắn bạn sẽ tìm được ai đó đã lập nên danh sách “25 tổ chức phi lợi nhuận
   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151