Page 74 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 74
phân tích. Theo hướng tiếp cận này, liệu pháp ý nghĩa cũng có điểm giống
với phân tâm học. Tuy nhiên, trong nỗ lực giúp bệnh nhân nhận thức được
điều gì đó một lần nữa, liệu pháp ý nghĩa không giới hạn các hoạt động của
nó với những sự việc mang tính bản năng bên trong vô thức của cá nhân, mà
nó còn quan tâm đến thực trạng của sự tồn tại, chẳng hạn như đáp ứng ý
nghĩa sâu xa của sự tồn tại và khát khao lẽ sống của bệnh nhân. Tuy nhiên,
bất cứ phân tích nào, cho dù không tính đến yếu tố tinh thần trong quá trình
trị liệu, cũng cố gắng giúp bệnh nhân nhận ra điều mà họ thực sự khao khát
tận sâu bên trong sự tồn tại của mình. Liệu pháp ý nghĩa khác với phân tâm
học ở chỗ nó xem con người là một chủ thể mà mối quan tâm chính bao gồm
cả việc thực thi ý nghĩa cuộc sống, chứ không chỉ đơn thuần đem lại sự hài
lòng và thoả mãn của ý chí và bản năng; hay chỉ hoà giải các xung đột về
xung lực, bản ngã, siêu ngã; hoặc chỉ là sự thích ứng và điều chỉnh bản thân
trước môi trường và xã hội.
Động lực tinh thần
Chắc chắn rằng việc con người đi tìm ý nghĩa cuộc sống có thể gây ra
căng thẳng nội tâm hơn là cân bằng trạng thái tâm lý nội tâm. Tuy nhiên, sự
căng thẳng đó là một điều không thể thiếu về mặt sức khoẻ tinh thần. Tôi
dám chắc rằng không có gì trên đời này có thể giúp một người sinh tồn trong
những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất một cách hiệu quả bằng việc hiểu rằng
cuộc sống của mỗi người luôn có ý nghĩa. Nietzsche đã nói một câu rất thông
thái rằng: “Người nào có lý do để sống thì sẽ có thể tồn tại trong mọi nghịch
cảnh”. Tôi có thể tìm thấy trong câu nói này một chân lý cho bất kỳ phương
pháp điều trị tâm lý nào. Người ta thấy rằng, trong các trại tập trung của Đức
quốc xã, những người hiểu rằng mình còn có việc phải hoàn thành thường có
nhiều khả năng sống sót nhất. Một kết luận tương tự cũng được đưa ra từ
phía các tác giả có sách viết về trại tập trung, và từ những cuộc điều tra trên
các tù nhân trong các trại giam ở Nhật Bản, Triều Tiên…
Như trường hợp của tôi, lúc tôi bị đưa tới trại tập trung ở Auschwitz, một
bản thảo chuẩn bị xuất bản của tôi [14] đã bị tịch thu. Dĩ nhiên, chính khát
khao cháy bỏng viết lại bản thảo này đã giúp tôi sống sót trong hoàn cảnh
khắc nghiệt ở trại. Chẳng hạn như lúc ở trong trại tại Bavaria, khi bị bệnh sốt
phát ban, tôi đã viết lên mẩu giấy vụn các ghi chú của mình với ý định sẽ
viết lại bản thảo khi được tự do. Tôi chắc rằng việc tái cấu trúc lại bản thảo
đã mất của mình trong bóng đêm ở trại tại Bavaria đã giúp tôi tránh được
cơn đột quỵ tim.
Vì vậy, sức khoẻ tinh thần dựa trên một mức độ căng thẳng nhất định - sự
căng thẳng giữa những gì mà một người đã hoàn thành với những điều mà