Page 7 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 7
chúng được rút ra từ chính những trải nghiệm của tôi trong quá trình tìm
hiểu căn bệnh dẫn đến cái chết của con trai mình. Trong khi đó, học thuyết
về liệu pháp ý nghĩa của Frankl trình bày phương thức chữa trị vết thương
cho tâm hồn bằng cách dẫn dắt nó đi tìm ý nghĩa cuộc sống, những trang viết
được đúc kết từ trải nghiệm mà tác giả phải chịu ở Auschwitz đã lập tức
nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của độc giả. Bạn không thể tiếp nhận toàn
bộ giá trị sâu sắc của tập sách này nếu chỉ đọc phần sau mà bỏ qua nửa đầu
của cuốn sách.
Một điểm rất có ý nghĩa nữa, là lời đề tựa cho ấn bản năm 1962, được viết
bởi Gordon Allport - một nhà tâm lý học nổi tiếng, còn trong lần này, lời đề
tựa được viết bởi một giáo sĩ. Đây là một quyển sách có bàn về những nội
dung rất sâu sắc liên quan đến lĩnh vực tôn giáo. Nó thể hiện tư tưởng chủ
đạo của tác giả là cuộc sống co ý nghĩa và chúng ta phải học cách nhìn cuộc
sống theo hướng có ý nghĩa bất kể hoàn cảnh nào đi nữa. Tác phẩm cũng
nhấn mạnh một điều: cuộc sống này có một ý nghĩa tối hậu. Và trong bản
gốc, trước khi bổ sung phần tái bút, Frankl đã kết thúc quyển sách bằng
những lời đậm chất tôn giáo nhất của thế kỉ hai mươi:
Chúng ta đã đến chỗ biết được Con người thực sự là gì. Rốt cuộc, con
người là hữu thể đã tạo ra phòng hơi ngạt ở Auschwitz, nhưng cũng là hữu
thể hiên ngang bước vào phòng hơi ngạt với kinh Lạy Cha hoặc câu kinh
[4]
Shema Yisrael trên môi.
HAROLD S. KUSHNER [5]