Page 6 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 6

lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng
           quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá
           của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh

           khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của
           Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví
           dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có
           thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.


               Frankl luôn trung thành với quan điểm: Những thế lực vượt quá khả năng
           kiểm soát của bạn có thể lấy đi mọi thứ mà bạn có, chỉ trừ một thứ, đó là sự
           tự do chọn lựa cách bạn phản ứng trước hoàn cảnh. Tôi luôn áp dụng quan
           điểm này của Frankl trong suốt cuộc đời mình cũng như trong vô số tình

           huống tư vấn. Bạn không thể kiểm soát điều gì sẽ xảy ra trong đời mình,
           nhưng bạn luôn có thể kiểm soát cách đón nhận cũng như cách phản ứng
           trước mọi tình huống của cuộc sống.


               Có một cảnh trong vở kịch Incident at Vichy (Sự cố tại Vichy) của Arthur
           Miller, trong đó, một người đàn ông trung lưu xuất hiện trước chính quyền
           Đức quốc xã, vốn đang chiếm đóng thị trấn của ông và trưng ra bằng cấp của
           mình: tấm bằng đại học, các lá thư tham khảo do những người có tiếng tăm

           viết, v.v. Tên lính Đức quốc xã hỏi ông: “Mày chỉ có thế thôi sao?”. Người
           đàn ông gật đầu. Tên lính quăng tất cả vào sọt rác và nói: “Tốt, giờ mày
           chẳng còn gì nữa”. Người đàn ông cảm thấy bị tổn thương nặng nề. Frankl
           đã nói rằng chúng ta sẽ không bao giờ mất đi tất cả nếu chúng ta vẫn còn

           được tự do lựa chọn cách phản ứng với sự việc.

               Trải nghiệm tôn giáo của tôi đã cho tôi thấy chân lý trong quan điểm của
           Frankl. Tôi biết có nhiều doanh nhân thành công sau khi nghỉ hưu, đã mất

           hết mọi nhiệt huyết với cuộc sống. Với họ, dường như ý nghĩa cuộc sống chỉ
           xoay quanh hai chữ “công việc”. Vì vậy, khi không có việc làm nữa, họ cảm
           thấy cuộc sống trở nên vô vị. Mỗi ngày qua đi, họ lặng lẽ ngồi trong nhà băn
           khoăn thấy mình “không biết làm gì”. Tôi biết nhiều người đã trưởng thành

           từ khả năng chịu đựng phi thường của họ một khi họ có lòng tin rằng những
           tai họa, nghịch cảnh của họ đang chịu đựng không vô ích. Đa phần đối với
           mọi người, việc có một lý do để sống khiến cho họ có thể chịu được Mọi
           hoàn cảnh, có thể đó là mong muốn được cùng mọi người trong gia đình

           gánh vác một trọng trách nào đó hoặc hy vọng các bác sĩ sẽ tìm ra phương
           thuốc điều trị căn bệnh của họ.

               Tuy Frankl và tôi có những trải nghiệm không giống nhau song những gì
           chúng tôi rút ra được từ những bài học cuộc sống có nhiều điểm tương đồng.

           Những quan điểm trong tập sách When bad Things Happen to Good People
           (Khi điều tồi tệ xảy ra với người tốt) có được sự tín nhiệm của độc giả bởi vì
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11