Page 5 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 5
LỜI NÓI ĐẦU
Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển
của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý
tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó
cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách
của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế.
Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người
Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được
an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu
nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều
kì diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính
xác trường hợp này. Nhưng trong quyển sách này, tác giả ít đề cập đến
những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông
viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại. Nhiều lần trong quyển
[1]
sách này, Frankl hay trích dẫn lời của Nietzche : “Người nào có lý do để
sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh”. Ông chua xót kể về những tù
nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là
những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men,
mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl
đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ
của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ
được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung
Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số
chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập
trung lí giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập
trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần
lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.
Những trải nghiệm kinh hoàng của tác giả trong trại tập trung Auschwitz
đã củng cố một trong những quan điểm chính của ông: Cuộc sống không
[2]
phải chỉ là tìm kiếm khoái lạc, như Freud tin tưởng, hoặc tìm kiếm quyền
[3]
lực, như Alfred Adler giảng dạy, mà là đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Nhiệm
vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình.
Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong
công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can
đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản
thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác