Page 30 - Nền giáo dục của người giàu
P. 30

mình vào một ước mơ duy nhất hay chán nản sau khi bị phá sản. Họ không
           bao giờ từ bỏ việc nắm bắt một mong muốn bất kỳ nào đó và chọn lựa những
           công việc an toàn nhưng tẻ nhạt, họ tiếp tục thử - sai chúng, nỗ lực và kiên
           trì trước mọi thất bại. Họ tìm mọi cách xoay xở cho đến khi tìm ra sự hấp

           dẫn mới.


           “Tôi không thể cưỡng lại được. Đó là cơn nghiện. Đó là ước muốn không thể
           kiềm chế được,” Mike nói và nở một nụ cười tinh quái khi tôi phỏng vấn tại
           văn phòng của anh ở San Francisco. Mike có ý thức nuôi dưỡng lòng kiên

           trì. Sau thất bại, họ sẵn sàng đứng lên, phủi bụi, chấp nhận tình thế và thử
           một lần nữa. Đó là yếu tố tiên quyết trong quá trình học hỏi. Nếu không có
           thất bại, sẽ không có thành công. Những con người này nghiện học hỏi thực
           tế. Việc học hỏi đó tất yếu liên quan đến thất bại, rất nhiều là khác.



           “Những người từng thành công vẫn có thể tiếp tục mắc sai lầm. Đơn giản là
           họ được trải nghiệm nhiều hơn mà thôi,” Mike đã nói với tôi. “Đó là sự khác
           biệt”. Mike cho rằng, thế hệ trẻ ngày nay, những người muốn kết hợp niềm
           đam mê với tiền bạc nên “bắt đầu với niềm đam mê và động lực. Bạn phải có

           được niềm khao khát, đam mê rồi hãy bắt tay vào thực hiện một số việc. Hãy
           thử một vài công việc kinh doanh nhỏ lẻ. Giắt túi một vài thất bại. Xác định
           những điều nên làm và không nên làm và đừng quan tâm đến thất bại, hãy
           quan tâm đến việc bạn học được gì.”



           Từ trước đến nay, làn sóng dấy lên trong các cuộc thảo luận là liệu con số
           không chính thức 95% các doanh nghiệp nhỏ thất bại trong 5 năm đầu tiên
           mới bước chân vào kinh doanh có gợi cho bạn suy nghĩ gì khi bắt đầu theo
           đuổi ước mơ của mình không? Số liệu này mang lại hình ảnh 95% các chủ

           sở hữu doanh nghiệp đều trở thành kẻ ăn xin đường phố sau khi bán nhà để
           chi trả cho các khoản nợ kinh doanh của mình.


           “Số liệu đó chỉ là mớ chuyện tào lao,” John Kaufman, tác giả cuốn sách The
           Personal MBA: Master the Art of Business (Tạm dịch: MBA: Chuyên gia về

           nghệ thuật kinh doanh) nói với tôi như vậy. Anh ấy phân tích rằng số liệu
           này dựa trên số lượng Schedule C (lợi nhuận hoặc thất bại từ các hoạt động
           kinh doanh) đã lưu trữ hoặc các mẫu đơn khác liên quan đến việc sở hữu
           kinh doanh, sau đó việc lưu trữ ngừng ở một thời điểm nào đó. Ngoài ra, “số

           liệu đó được tính toán dựa trên số lượng các doanh nghiệp thoái vốn trong
           vòng 5 năm mà không phá sản hoặc các chủ doanh nghiệp ngừng cung cấp
           dịch vụ, sản phẩm mãi mãi. Vẫn có trường hợp các công ty không đủ tiền để
           tiếp tục với lĩnh vực hiện tại và chuyển sang hướng kinh doanh mới. Cũng có

           khi doanh nghiệp được mua lại. Đó thực sự là dấu hiệu đáng mừng. ‘Công ty
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35