Page 100 - Nền giáo dục của người giàu
P. 100
bán một thứ gì đó, có thể là bán cho nhà tuyển dụng lý do tại sao nên tuyển
dụng bạn, bán cho sếp bạn lý do tại sao cô ấy nên thăng chức cho bạn, bán
cho các thành viên trong cuộc họp công ty các ý tưởng tuyệt vời của bạn, bán
cho các nhân viên lý do tại sao họ nên nỗ lực hơn nữa, bán cho nhà tài trợ lý
do tại sao cô ấy nên tài trợ cho dự án của bạn hoặc bán cho những người ủng
hộ lý do tại sao họ nên gia nhập vào đội ngũ của bạn để có được điều bạn
muốn hoặc hóa giải những gì bạn đang băn khoăn.
Không có kỹ năng thực sự nào bạn học được lại tác động trực tiếp tới thành
công thực tế của bạn hơn các kỹ năng kinh doanh. Thế nhưng, thật ngạc
nhiên – chẳng tìm đâu ra chương trình giảng dạy chính thức về kinh doanh
từ tiểu học đến khi tốt nghiệp trung học. Thế nên chẳng lấy gì làm lạ khi quá
nhiều người thất nghiệp hoặc phá sản dù có bằng tốt nghiệp trung học, thậm
chí đại học.
(Và đừng nói với tôi rằng cũng chẳng thiếu người không có bằng cấp thất
nghiệp ngoài kia. Đúng thế. Nhưng nếu họ học kinh doanh, giống như hầu
hết những người bỏ học giữa chừng mà tôi đề cập đến trong cuốn sách này,
họ sẽ không nghèo đói mãi được.)
Robert Kiyosaki (http://www.richdad.com) nổi tiếng vì có hai người cha,
người cha đẻ mà ông mô tả trong các sách của mình là “Cha nghèo” và một
cố vấn nâng đỡ ông từ khi còn trẻ là “Cha giàu”. Cha nghèo của ông có bằng
Tiến sỹ, là một quan chức trong ngành giáo dục đại học tại Hawaii –
Kiyosaki và không bao giờ kiếm được nhiều tiền. Người cha cố vấn giàu có
của ông chỉ học hết lớp 8, là một doanh nhân thành công và kiếm được hàng
ngàn tỷ đô-la trước khi ông nằm xuống.
Robert nghe lời khuyên của Cha nghèo và tốt nghiệp đại học nhưng lắng
nghe Cha giàu trong tất cả các vấn đề liên quan đến tiền bạc. Ông nói với tôi
rằng: “Tôi không học được gì về kinh doanh ở trường học. Tôi thích học
nhưng học hành phải giúp tôi giàu có. Sau khi tốt nghiệp Đại học Marines,
tôi đầu quân cho Xerox. Tôi được Xerox chính thức đào tạo về kinh doanh.
Tôi được học hỏi về kỹ năng bán hàng từ 5 đến 6 giờ một ngày. Tôi biết cách
vượt qua nỗi sợ hãi khi bị từ chối. Bài học lớn nhất mà tôi đã học được là
thất bại nhanh hơn. Đó là bài học lớn nhất bởi mỗi ngày, tôi có ba cuộc điện
thoại chào hàng và đều nhận được ba lời từ chối. Vì thế, tất cả những gì Cha
giàu nói với tôi là: ‘Con phải gia tăng những lần bị từ chối. Con càng thất bại
nhanh, con càng học được nhiều.’ Đó là lý do tại sao khi tôi rời Xerox lúc 5
giờ chiều, tôi sẽ đi ngược lên phố, đến một tổ chức từ thiện phi lợi nhuận,
giúp những đứa trẻ vô gia cư và gọi điện xin tài trợ cả đêm. Tôi đề ra mục