Page 50 - Danh_bai_pho_wall
P. 50

tình trạng lún s}u hơn so với thị trường và chỉ tăng cao hơn thị trường trong thời kỳ phục
               hồi kinh tế. Để thu được lợi ích từ sự phục hồi này, bạn phải tiếp tục đầu tư.

                   Trong thư gửi các cổ đông, tôi đ~ cảnh báo về nguy cơ Magellan có thể sẽ bị cuốn sâu
               hơn v{o khủng hoảng. Bởi vì tôi cho rằng nếu con người được chuẩn bị sẵn s{ng cho điều gì
               đó, khi nó xảy ra họ có thể bị bối rối nhưng không đ|nh mất nhuệ khí. Tôi, hầu hết mọi
               người đều giữ được bình tĩnh v{ tiếp tục nắm giữ cổ phần của mình. Nhưng một số thì
               không. Lời cảnh báo của Warren Buffett rằng người nào không chịu đựng nổi khi chứng
               kiến giá trị cổ phiếu của mình bị giảm tới 50% thì không nên đầu tư vào cổ phiếu, cũng
               được áp dụng với trường hợp đầu tư v{o quỹ cổ phiếu.

                   Những người không chịu đựng được khi thấy giá trị quỹ tương hỗ của mình giảm từ 20-
               30% thì chắc chắn cũng không nên đầu tư v{o c|c loại quỹ tăng trưởng hoặc quỹ cổ phần
               nói chung. Họ có thể lựa chọn một quỹ cân bằng có cả cổ phiếu và trái phiếu, hay một quỹ
               phân bổ tài sản − bất kỳ quỹ nào mà họ không phải chịu nhiều rủi ro như khi đầu tư v{o quỹ
               cổ phiếu tăng trưởng. Tất nhiên, lợi nhuận cuối cùng thu được cũng sẽ thấp hơn.

                   Từ sự phân loại của 1.127 quỹ cổ phần trên thị trường ngày nay, khiến chúng đi đến
               Quy tắc 6 của Peter:

               Chừng nào bạn còn lựa chọn quỹ cổ phiếu, bạn vẫn có thể lựa chọn được một quỹ tốt.


                   Nói thì dễ, làm mới khó. Trong thập kỷ vừa qua, năm n{o cũng vậy, có tới 75% số quỹ cổ
               phần bị sụt giảm xuống dưới mức trung bình, cũng như không vượt trội hơn so với bất kỳ
               rổ cổ phiếu ngẫu nhiên n{o trong cơ cấu chỉ số thị trường. Thực tế là, chỉ cần theo kịp được
               thị trường, một nhà quản lý quỹ cũng đ~ có thể được xếp vào nhóm 1/4 số người đứng đầu
               của tất cả các quỹ.

                   Có một nghịch lý là rất nhiều quỹ có vốn đầu tư v{o những cổ phiếu hình thành nên chỉ
               số bình quân lại kém hiệu quả so với chính bản thân các chỉ số bình qu}n đó. Dường như
               thật phi logic khi hầu hết các nhà quản lý quỹ thậm chí không đạt được kết quả trung bình,
               nhưng đó l{ sự thực − năm 1990 l{ năm thứ tám thành tích của các quỹ cổ phiếu thấp hơn
               chỉ số S&P 500 phổ biến.

                   Người ta vẫn chưa x|c định được tất cả các nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này. Có
               một lý thuyết cho rằng các nhà quản lý quỹ nhìn chung là những người chơi cổ phiếu thất
               bại và có lẽ họ đ~ l{m ăn kh| khẩm hơn nếu xếp xó chiếc máy tính của mình và chọn cổ
               phiếu bằng cách ném phi tiêu vào các trang tài chính. Một lý thuyết khác cho rằng bản năng
               bầy đ{n trên Phố Wall đ~ tạo ra nhiều người “theo đuôi” đến mức các nhà quản lý quỹ chỉ
               làm ra vẻ theo đuổi sự xuất sắc, trong khi thực chất họ chính là những người lập mục ngấm
               ngầm mà mục đích sống chỉ là làm thế nào theo kịp các chỉ số bình quân thị trường.

                   Giả thuyết thứ ba v{ cũng l{ một giả thuyết có phần bao dung hơn cho rằng các cổ phiếu
               cấu thành nên những chỉ số bình qu}n − đặc biệt là chỉ số S&P 500 − thường đại diện cho
               những công ty lớn hoạt động xuất sắc trong những năm trước đó. Trong thập niên 1980,






                  Học chứng khoán bằng cách CLICK vào website: https://CophieuX.com
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55