Page 21 - Nền giáo dục của người giàu
P. 21
thuyền trống trơn chưa? (cười). Ở đó chật ních những chiếc thuyền mà ông
chủ của chúng không biết lái và đổi chủ 3 năm 1 lần. Tôi đi bộ đến bến
thuyền Berkeley và nói với mọi người rằng: “Tôi sẽ bảo dưỡng thuyền hộ
các anh và hướng dẫn cách lái, nếu các anh để tôi sử dụng chúng tại trường
của tôi trong tuần này.” Tôi đã mượn thuyền thành công! Thành thực mà nói,
ngày nay một đứa trẻ cũng có thể làm điều đó! (Cười) Khi làm vậy, tôi có
một khách hàng, tiếp đến là 3 rồi 5 người. Tất cả đều do sự tự thân vận động.
Không cần vay vốn đầu tư, chỉ cần một giấy phép kinh doanh giá 6 đô-la.”
Ngôi trường cứ thế phát triển “như diều gặp gió”. Hiện nay nó đã nằm trọn
trong khuôn viên rộng 6 mẫu Anh, đối diện với cầu Cổng Vàng. Với hơn 30
năm trong nghề, Anthony và các cộng sự đã hướng dẫn hơn 25.000 học viên
lái thuyền và hiện tại đang có hơn 80 nhân viên, quản lý hơn 50 thuyền và du
thuyền. Ông hiện đang sống trong một căn hộ sang trọng mặt hướng ra vịnh
nằm trong khu phức hợp trường lái này. Ông thường dẫn đầu các đội tàu nhỏ
của sinh viên học lái và các nhà mạo hiểm đi khắp từ Nam cực, Patagonia,
Thổ Nhĩ̃ Kỳ, Hy Lạp, và Galápagos, Địa Trung Hải, Trung và Nam Mỹ,
Tahiti, Australia và Nam Thái Bình Dương, và dành thời gian cho các
chuyến phiêu lưu khám phá của bản thân.
Mặc dù cuộc sống đã rất vương giả và trường lái ngày một phát triển vững
mạnh nhưng hiện tại Anthony không ngừng bước. Ông đang dự định thực
hiện bước thứ hai trong cuộc đời mình. Ông nhen nhóm ý tưởng dạy kinh
doanh cho trẻ em. Cuối cùng, ông đã quyết định hướng dẫn những đứa trẻ
nghèo khổ thuộc vùng vịnh này phương cách khởi nghiệp. “Tôi không muốn
các lớp đại trà. Tôi muốn tìm 10 đứa trẻ mong muốn trở thành doanh nhân.
Tôi có thể dạy chúng khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Chỉ cần đam mê,
chúng sẽ làm nên tất cả.”
Anthony muốn dạy kinh doanh cho bọn trẻ vì một lý do hết sức đơn giản:
ông tin rằng tương lai của thế giới phụ thuộc vào những người trẻ biết những
kỹ năng này.
“Hiện giờ, chúng ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng. Chúng ta có thể
cần đến 10 năm để cứu các đại dương với đủ loại vấn đề nghiêm trọng. Tuy
nhiên, tôi tin tương lai của thế giới không đến từ các tổ chức phi lợi nhuận.
Tôi nghĩ nó đến từ các doanh nghiệp vì kinh doanh có một sức mạnh vô
cùng mãnh liệt. Tôi chỉ không nghĩ rằng các doanh nghiệp tiếp tục “bán
bánh” còn các tổ chức phi lợi nhuận tiếp tục xin “bố thí” mà phải đưa ra
những hành động đủ nhanh và quyết liệt. Các doanh nghiệp biết rõ mình cần
làm gì nhưng quan trọng là phải có lương tâm và muốn biến thế giới này trở