Page 19 - Nền giáo dục của người giàu
P. 19

Hiện nay, Anthony đã 62 tuổi. Ông rời Đại học Dartmouth khi đang học dở
           năm cuối năm 1971. Cả nước Mỹ đang căng thẳng với vấn đề chiến tranh
           Việt Nam và trong suốt năm cuối đại học của Anthony, nhiều phong trào
           biểu tình phản đối chiến tranh dâng cao.



           Phần lớn thời gian Anthony dành cho việc tổ chức những chuyến xe bus
           chuyên chở người tham gia biểu tình xuống các vùng Boston, New York và
           Washington, D.C. Khi cuộc xâm lược Campuchia nổ ra vào năm 1970, “việc
           học hành chẳng còn ý nghĩa gì với tôi nữa. Tôi muốn hòa vào không khí

           chung của toàn nước Mỹ lúc đó. Tôi bỏ hẳn học kỳ cuối và bắt đầu dành toàn
           bộ thời gian để tổ chức các cuộc biểu tình của sinh viên ở D.C. Vì thế, tôi
           không bao giờ được nhận bằng đại học. Tôi nghĩ mình có thể hoàn thành
           chương trình học và kiếm một tấm bằng khác bây giờ (cười khúc khích),

           nhưng tôi không chắc nó còn có tác dụng gì với mình nữa không.”


           Sandberg là người đầu tiên trong gia đình được học đại học. Bố của ông là
           một đầu bếp còn mẹ là nhân viên chạy bàn. Ông lớn lên trong một gia đình
           gốc Hawaii không mấy khá giả, và theo lời kể của Sandberg, khi chuyển đến

           California, gia đình họ phải sống khá chật vật.


           Để phụ giúp gia đình, ông đã rời trường trung học và xa gia đình từ năm 16
           tuổi để kiếm một công việc trên tàu và đi vòng quanh thế giới. Một năm sau
           đó ông trở lại trường học mặc dù vẫn sống xa gia đình và tự kiếm sống nuôi

           thân.


           Trường Đại học Dartmouth rất cảm động trước lòng quyết tâm của ông và lá
           thư ông kể về hành trình phiêu lưu trên biển để kiếm tiền ăn học. Họ đã cấp
           cho ông một suất học bổng toàn phần.



           Hai năm đầu học tại Dartmouth ông luôn là một sinh viên xuất sắc, nhưng
           đến hai năm cuối, ngoài việc hiếm khi tới lớp học đầy đủ do bận rộn tổ chức
           biểu tình, ông còn cảm thấy sự miệt thị của bạn bè dành cho mình khi họ đã
           sẵn sàng cho công việc và cuộc sống sau khi tốt nghiệp. “Vào năm cuối đại

           học, tất cả những bạn để tóc dài suốt bốn năm bắt đầu cắt ngắn và mua
           những bộ đồ công sở. Đồng hồ sinh học đã “điểm chuông”, đã tới lúc họ
           phải làm hài lòng cha mẹ mình hoặc thực hiện kế hoạch đã vẽ ra. Tôi thấy
           hầu như họ chẳng vướng chút bận tâm đến nguyện vọng riêng của mình

           trong cuộc sống. Sự thật là chẳng có phần thưởng nào cho việc bạn làm theo
           đam mê mà chỉ có phần thưởng cho những thái độ phải phép.”


           Sau khi rời khỏi trường học và khi các cuộc biểu tình bị dẹp yên, tinh thần
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24