Page 15 - Nền giáo dục của người giàu
P. 15
học bởi họ đã sớm dấn bước trên con đường sự nghiệp. Còn cả các doanh
nhân thành đạt, họ chẳng cần đến 4 năm học để tìm hiểu về lĩnh vực của
mình. Nếu mất những 4 năm học, con cũng chỉ dậm chân tại vị trí trước khi
vào đại học, trong khi hiện tại con đang có lợi thế để tiến xa hơn. Đầu tư
những 4 năm trời trong trường đại học nghĩa là 4 năm đó con sống ngoài rìa
thế giới kinh doanh. Trong thời đại Internet bùng nổ bây giờ, mọi thứ thay
đổi đến chóng mặt, các bạn đồng môn khác sẽ chẳng thể đuổi kịp được con.”
Bố tôi lên tiếng: “Học đại học chẳng chết ai.”
Tôi đáp lại: “Con đồng ý, nếu con muốn thì 10 năm nữa học cũng chẳng
muộn.”
Bố nói: “Cameron, con có thể mất nhà, mất công ty, tiền bạc, thậm chí là vợ
con, nhưng không thể thất học. Học vấn là thứ duy nhất không rời bỏ con.”
Tôi đáp lại rằng: “Điều đó đúng nhưng con không đồng ý. Con vẫn đang học
hỏi, tại trường đời. Cho dù con không ngồi trên giảng đường hàng ngày,
nhưng con vẫn học với nhịp độ nhanh hơn các bạn bởi họ phải cố gắng tiếp
thu bài giảng của thầy cô còn con học được chúng bằng cách trải nghiệm
chúng.”
Những tranh luận và các câu chuyện kịch tính kiểu này trong các gia đình,
tôi thấy, chẳng khác nào những tranh luận của chúng ta về sự an toàn với thái
độ anh hùng trong cuộc sống. Sự an toàn và thái độ anh hùng hoàn toàn đối
lập nhau. Hãy tưởng tượng một bộ phim mà nhân vật anh hùng chẳng cần
mạo hiểm hay xông pha gian khó để chớp lấy cơ hội, và bao quanh anh ta là
một lớp nilon bảo vệ để tránh những va chạm và tổn thương thường nhật. Bộ
phim có cảnh anh ta đi bộ trên vỉa hè, vào một ngày nắng đẹp trong lớp vỏ
nilon bao bọc tới một cửa hàng và mua vài nguyên liệu cho bữa tối. Hết
phim!
Liệu bộ phim này có hấp dẫn không?
Trẻ nhỏ luôn muốn tạo dựng ảnh hưởng lớn đến thế giới, muốn thay đổi thế
giới, để tạo ấn tượng về sự tồn tại của mình. Chúng muốn một lý tưởng và sự
nhiệt tình. Chúng muốn trở thành anh hùng. Không đứa trẻ nào muốn là một
nhân viên bàn giấy hay nhân viên văn phòng tẻ nhạt.
Cha mẹ bọn trẻ cũng muốn con cái của mình cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa
và sống thoải mái nhưng họ thấy nghề nghiệp mà chúng mơ ước (nghệ thuật
và giải trí, văn học, viết blog, truyền thông, thể thao, xã hội học và kinh