Page 13 - Nền giáo dục của người giàu
P. 13

rủi ro, có thể bạn sẽ phải nhận kết cục như David ở tuổi 21, phải nhập viện vì
           suy nhược cơ thể. Và hiếm ai đang chênh vênh gần miệng hố tử thần đủ may
           mắn để có thể thực hiện một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục như David đã
           từng làm.



           Còn nếu nhượng bộ nỗi sợ hãi và lựa chọn một con đường an toàn, hay thậm
           chí là phân vân và không xác định rõ tầm ảnh hưởng mình muốn tạo ra, mục
           tiêu mình muốn đạt được, thì cuối cùng bạn sẽ cảm thấy hối tiếc. Bạn có thể
           hài lòng với mức thu nhập an toàn và ổn định của mình nhưng trong lòng có

           thể day dứt không yên. Chẳng ai gọi đó là “thành công” cả.


           Vì thế, trong phần mở đầu của bất kỳ cuộc thảo luận về thành công nào, điều
           bạn cần không phải là bài thuyết trình dài dòng, nào là “hãy tin tưởng vào
           bản thân”, “tự tin vào chính mình” hay “nỗ lực hơn nữa”, như nội dung

           chuẩn mực của nhiều cuốn sách khác. Đó phải là một cuộc thảo luận trung
           thực về cách thức vươn tới những ước mơ đáng trân trọng, cách vượt qua
           những rủi ro và đặt chân vào thương trường thực tế một cách suôn sẻ.


           Xung đột giữa việc tạo dựng ảnh hưởng với việc lựa chọn một cuộc sống

           tẻ nhạt


           Bạn càng khao khát muốn tạo dấu ấn trong lĩnh vực mình yêu thích, mục tiêu
           của bạn càng sâu đậm thì tiềm năng bạn gặp rủi ro càng cao. Có nghĩa là
           nguy cơ “trắng tay” của bạn càng cao hoặc công sức của bạn sẽ đổ xuống

           sông xuống bể và buộc phải chấp nhận thất bại.


           Vậy tại sao lại tồn tại xung đột giữa lựa chọn một cuộc sống an phận và nỗ
           lực tạo dựng sự khác biệt, giữa cuộc sống tẻ nhạt và sống có mục đích. Tôi
           sẽ giúp bạn vạch ra một kế hoạch chi tiết để vượt qua những thác ghềnh này.

           Nhưng trước tiên, hãy đọc câu chuyện đầy kịch tính trong gia đình dưới đây,
           một hiện tượng như “cơm bữa” ở hàng nghìn hộ gia đình trên toàn nước Mỹ
           hàng năm.


           Cha mẹ đã chắt chiu và tiết kiệm trong nhiều năm, thậm chí là vài chục năm

           để cho con gái của họ học đại học với hy vọng cô có thể ngẩng đầu với thiên
           hạ. Khi cô con gái học đại học, cô quyết định chọn chuyên ngành nghệ thuật
           kịch hoặc lịch sử nghệ thuật. Một cuộc tranh cãi nảy lửa đã diễn ra trong gia
           đình:



           Cha mẹ: Nhưng làm thế nào con có thể kiếm sống nhờ chuyên ngành nghệ
           thuật (kịch, biên kịch, triết học, văn học, thơ)? Làm gì có nơi nào đăng tuyển
           dụng: “Cần tuyển nhân viên chính thức chuyên ngành nghệ thuật”?
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18