Page 79 - Chiêu bài quản lý vàng của Bill Gates
P. 79
Paul trước đây là một người yêu thích máy tính, cũng giống
những người yêu thích máy tính khác, ông say mê với những kỹ thuật
máy tính. Sau đó, những người yêu thích máy tính cùng với Paul lập
ra một câu lạc bộ máy tính, mọi người ai có phát hiện gì mới đều chia
sẻ với mỗi thành viên trong câu lạc bộ. Nhưng câu lạc bộ này có một
đặc điểm, các thành viên trong câu lạc bộ đều không hài lòng với sản
phẩm của Microsoft. Sau khi Bill Gates nghe được thông tin này, cảm
thấy vô cùng ngạc nhiên, ông đến câu lạc bộ máy tính, tìm gặp Paul,
Bill Gates được mở rộng tầm mắt, muốn mời Paul gia nhập
Microsoft. Paul dù không hài lòng với sản phẩm của Microsoft, nhưng
thấy người lãnh đạo cao nhất của Microsoft đích thân đến mời mình
gia nhập Microsoft thì thấy mình cũng được coi trọng, dù sao bản
thân cũng chỉ là một người yêu thích máy tính. Sau khi Paul gia nhập
Microsoft đã tìm mọi cách để cải tiến văn hóa doanh nghiệp của
Microsoft. Dưới sự lãnh đạo của Paul, Microsoft bắt đầu khai thác
phần mềm kho số liệu, phần mềm mới này đã mang lại sự phát triển
mạnh mẽ cho Microsoft. Trong số các thành viên của kho tư tưởng
Microsoft, tiếng nói của Paul rất có trọng lượng.
Nathan Myhrvold là Chủ tịch hành chính của Microsoft, cũng là
người rất nổi tiếng, là học trò của Hawking, trước khi vào Microsoft
đã nhận bằng tiến sĩ vật lí học. Là Chủ tịch hành chính của Microsoft
đồng thời còn giữ nhiều chức vụ quan trọng khác, Nathan Myhrvold
đã giúp Bill Gates giải quyết được rất nhiều vấn đề khó khăn. Với đội
ngũ nhân viên đông đảo như của Microsoft, Nathan Myhrvold khuyên
Bill Gates bỏ phương pháp quản lí doanh nghiệp theo cách truyền
thống, đưa cách quản lí tiên tiến của IBM vào Microsoft. Không lâu
sau, phương pháp quản lí này đã phát huy tác dụng. Điều này làm Bill
Gates vô cùng ngạc nhiên, cũng khiến ông vô cùng vui mừng, ông
không còn phải bận tâm đến việc quản lí đội ngũ nhân viên đông đảo,
dành nhiều thời gian để chỉ đạo công việc khai thác sản phẩm mới.
Khi đọ sức với đối thủ cạnh tranh, ngoài việc phát huy ưu thế về
mặt phát triển phần mềm, Microsoft càng coi trọng việc cạnh tranh
thị phần. Microsoft có kho tư tưởng của mình, có nguồn lực kinh tế
hùng hậu, những điểm này khiến đối thủ cạnh tranh phải e dè, điều
này được thể hiện rất rõ trong việc cạnh tranh thị trường Browser.
Những năm 90 của thế kỷ 20, công ty Netscape Communications
Corporation cũng muốn giành vị trí dẫn đầu trong thị trường Internet
nên đã đưa ra Browser của mình là Nescape Navigator. Ngày 9 tháng