Page 49 - Chiêu bài quản lý vàng của Bill Gates
P. 49
sản xuất của nhân viên lập trình. Vì vậy, trong thời gian làm tại
Microsoft, vấn đề khai thác phần mềm luôn là vấn đề mang tính vô
thời hạn. Do vậy, mỗi lúc gấp gáp, ông luôn gia hạn một thời gian
nhất định để hoàn thành nhiệm vụ.
Trước kia, mỗi khi bộ phận nghiên cứu không hoàn thành nhiệm
vụ trong thời gian yêu cầu thì giám đốc bộ phận sẽ trưng dụng nhiều
nhân viên lập trình đến cùng. Seamon thì không, ông cho rằng phần
mềm không hoàn thành theo đúng thời hạn mà tăng thêm nhiều nhân
viên lập trình thì sẽ làm tăng gánh nặng quản lý và giá thành của sản
phẩm. Làm như vậy không thể giải quyết được vấn đề. Thế là ông đã
đề ra một chức vụ mới, đó là Giám đốc lập trình. Giám đốc lập trình
có nhiệm vụ quản lý thiết kế và quản lý phần mềm, đồng thời giám sát
các nhân viên lập trình hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch. Giám đốc
lập trình có quyền quyết định về quản lý, thiết kế… nên tốc độ khai
thác phần mềm nhanh hơn hẳn.
Để hoàn thiện lý luận này của mình, ông Seamon đã phân Giám
đốc lập trình thành các cấp khác nhau, để tiến hành quản lý các cấp
khác nhau. Người quản lý cao nhất đương nhiên là Bill Gates, đây là
người phụ trách đề ra những mục tiêu lâu dài của Microsoft. Những
nhân viên quản lý cốt cán sau Bill Gates được ông Seamon gọi là “kiến
trúc sư”. Dưới cấp mỗi một vị kiến trúc sư này sẽ là một Giám đốc lập
trình và vị trí thấp nhất là lập trình viên. Đương nhiên, trong quá
trình khai thác phần mềm, không có chuyện tuân thủ suốt với một
quy luật bất biến. Nhiều khi đòi hỏi nhân viên lập trình cũng như
Giám đốc lập trình phải tự phát huy chủ quan của mình để xử lý vấn
đề. Trong mô hình quản lý này, Microsoft cồng kềnh đã biến thành
một đội ngũ khai thác rất có hiệu quả. Bill Gates đã trở thành nhân
vật lãnh đạo hàng đầu của đội ngũ lập trình. Bill Gates rất giỏi kết
hợp mục tiêu trước mắt với mục tiêu lâu dài và cũng rất linh hoạt
trong việc thay đổi phương hướng phát triển của Microsoft. Chính vì
vậy, Microsoft mới đứng vững và phát triển được như ngày hôm nay.
Thay đổi đầu tiên là từ hệ thống vận hành ổ đĩa DOS chuyển sang
hệ thống vận hành Windows. Đầu những năm 80 của thế kỷ 20,
Microsoft tập trung toàn bộ sức mạnh nghiên cứu hệ thống vận hành
hình ảnh cho người sử dụng. Sau nhiều lần trì hoãn cũng như nhiều
lần thất bại, phiên bản Windows 1.0 đã được đưa ra thị trường vào
tháng 11/1985.