Page 7 - Nền giáo dục của người giàu
P. 7

Bản thân tôi cũng đăng rất nhiều quảng cáo tuyển dụng trong nhiều năm qua,
           gồm nhiều việc làm thêm lặt vặt, khuân vác, lau dọn gara hay đẩy xe rác.
           Như trong ví dụ của Bryan, tôi có thể khẳng định rằng: Cho dù công việc có

           tẻ nhạt hay được trả công thấp đến mức nào đi chăng nữa, bạn vẫn nhận
           được hàng loạt đơn xin việc từ các cử nhân đại học.


           Những ứng viên đầy bằng cấp có tất cả những công cụ mà xã hội, gia đình,
           thầy cô và mọi người xung quanh cho là cần thiết để thành công. Thế nhưng
           trong trường hợp của Bryan, tình trạng khủng hoảng kinh tế những năm

           2000 đã khiến hàng trăm cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ xếp hàng để có được công
           việc tẻ nhạt với mức lương bèo bọt 10 đô-la/giờ đăng bởi một chủ doanh
           nghiệp trẻ không có bằng đại học.



           Bạn muốn chạy theo bằng cấp hay theo đuổi thành công?


           Trong thời đại công nghiệp hóa ngày nay, những người có kinh tế ở mức khá
           trở lên cho rằng điều quan trọng nhất mà những đứa trẻ từ 6 đến 22 tuổi cần
           theo đuổi chính là điểm số. Điều đáng quan tâm thứ hai là những hoạt động
           ngoại khóa như các môn thể thao, âm nhạc, các hoạt động tình nguyện để tô

           điểm cho hồ sơ và bản CV đầu vào đại học. Nhưng nếu hỏi rằng mối quan
           tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, các chính trị gia và xã
           hội muốn con trẻ của họ để tâm tới suốt 16 năm trời, từ 6 đến 22 tuổi là gì,

           thì câu trả lời quá rõ ràng và đơn giản: Đạt được điểm tốt.


           Bạn đã bao giờ dừng lại và suy nghĩ xem những vấn đề này kỳ quái thế nào
           chưa? Vì sao tất cả chúng ta đều bị thuyết phục rằng các khóa đào tạo sẽ
           mang đến cho bạn những tri thức học thuật hiệu quả, cần thiết và tiên quyết
           cho thành công trong cuộc sống? Tại sao tất cả chúng ta đều bị thuyết phục

           rằng mớ kiến thức ấy xứng đáng để chúng ta cống hiến 16 năm đẹp đẽ nhất
           cuộc đời? Chúng ta có nên dành phần lớn tuổi trẻ của mình, những năm
           tháng vui vẻ nhất, tràn đầy nhiệt huyết nhất, đam mê nhất và sáng tạo nhất,

           để theo đuổi những con số và con chữ bé nhỏ nhằm chứng tỏ trí tuệ học
           thuật?


           Ken Robinson, tác giả cuốn sách The element: How Find your Passion
           Changes Everything (Tạm dịch: Nguyên tố: Tìm kiếm đam mê thay đổi mọi
           thứ) rất quan tâm đến câu hỏi khó nhằn này. Trong chương trình TED

           (Technology Entertainment and Design: Thiết kế và giải trí công nghệ), có
           một cuộc nói chuyện qua video rất nổi tiếng với tựa đề “Ken Robinson nói
           rằng trường học giết chết sự sáng tạo” (sau này nó trở thành một trong những

           cuộc nói chuyện được tải nhiều nhất từ TED.com), Ken cho rằng: “Nếu bạn
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12