Page 6 - Nền giáo dục của người giàu
P. 6

Còn người đàn ông học MBA ở Harvard có vẻ đã học và nghiên cứu các tài
           liệu về marketing, kinh doanh, quản lý, lãnh đạo, tài chính và kế toán.
           Nhưng tôi đoán chủ yếu là những lý thuyết sáo rỗng. Để hoàn thiện chương
           trình cơ bản cho học viên, trọng tâm của nền giáo dục này là trí tuệ hàn lâm

           để hoàn thành tốt các bài kiểm tra thay vì trí tuệ thực tiễn nhằm giải quyết
           các vấn đề thực tế.


           Cả hai người đều được giáo dục rất tốt nhưng tôi đoán, nền giáo dục của một
           người thiên về lý thuyết với kiến thức sẵn có trong kho của các trường đại

           học, cao đẳng, nền giáo dục của người còn lại (đó là nỗ lực tự học hỏi không
           giống bất kỳ lớp học chính thức nào) thiên về thực hành. Nền giáo dục của
           một người mang tính chất quan liêu, mô phạm và sách vở; người còn lại thu
           nhận kiến thức từ những vật lộn trong cuộc sống, những bờ vực của thất bại

           cá nhân. Một người được giáo dục trong ngôi trường danh giá, người còn lại
           được tôi luyện trong trường đời. Một người tập trung vào tri thức sách vở,
           người kia quan tâm tới tri thức đường phố.


           Theo bạn, tri thức nào sẽ giành chiến thắng trong thời đại kinh tế suy thoái?

           Tri thức nào sẽ chiến thắng khi nền kinh tế khởi sắc trở lại?


           Trong cuộc tranh luận không hồi kết giữa trí tuệ thực tiễn và trí tuệ hàn lâm,
           giữa tri thức đường phố và tri thức sách vở, có một chút mơ hồ liên quan đến
           thiên hướng mà cha mẹ, họ hàng, các thầy cô, các nhà truyền thông và các

           chính trị gia “lái” chúng ta theo ngay từ khi chúng ta còn là những đứa trẻ.


           Trong bộ phim The Graduate (Tạm dịch: Lễ tốt nghiệp) có một cảnh nổi
           tiếng là trong bữa tiệc tốt nghiệp tổ chức xung quanh bể bơi của gia đình,
           nhân vật Benjamin, do nam diễn viên Dustin Hoffman thủ vai, một cử nhân

           quản trị kinh doanh mới tốt nghiệp, nhận được lời khuyên chân thành về
           nghề nghiệp từ một người bạn của gia đình. “Tôi muốn nói với cậu một từ.
           Chỉ một từ thôi… Cậu có muốn nghe không?” người bạn của gia đình hỏi.


           Benjamin gật đầu đồng ý.



           “Plastics.”


           Lời khuyên cho thành công: “Học chăm chỉ thời trung học, bước vào một đại
           học danh tiếng và cầm lấy tấm bằng tốt nghiệp” đang dần trở nên rỗng tuếch,
           cũ rích và lỗi thời. Nếu bạn muốn biết ngày nay, một tấm bằng đại học

           chứng nhận trí tuệ học thuật của bạn có giá trị tới đâu, bạn chỉ cần đăng một
           quảng cáo tuyển dụng việc làm thêm trên mạng.
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11