Page 65 - Nền giáo dục của người giàu
P. 65

Brian Tracy, một trong những tác giả đầy động lực, một diễn giả, một đào
           tạo viên về lãnh đạo và kinh doanh thành công nhất mọi thời đại, một người
           bỏ dở bậc trung học, (trước khi trực tiếp tham gia chương trình MBA mà

           không có bằng trung học và đại học), đã viết: “Số tiền bạn kiếm được là
           thước đo giá trị mà những người khác đánh giá sự đóng góp của bạn… Để
           gia tăng giá trị của số tiền mà bạn có được, bạn phải gia tăng giá trị công
           việc bạn đang thực hiện. Để kiếm thêm tiền, bạn phải mang lại nhiều giá trị.”


           Blogger và tác giả phát triển cá nhân (tốt nghiệp Đại học Calilfornia,

           Northridge) Steve Pavlina cũng diễn tả quan điểm tương tự trong cuốn sách
           của mình, Personal Development for Smart People: The Conscious Pursuit
           of Personal Growth (Tạm dịch: Phát triển cá nhân cho người thông minh:

           Mục tiêu rõ ràng của sự phát triển cá nhân). Anh chỉ ra sự đối lập giữa tư
           duy “người đóng góp” và tư duy “kẻ lười biếng” nằm ở tinh thần người cho
           đi dành cho người nhận lại. Anh viết: “Với tư duy người đóng góp, tiền bạc
           bạn nhận về giống như mức thù lao dành cho đóng góp của bạn. Theo quan
           điểm xã hội, khoản tiền đó “đổi lấy những đóng góp được định giá của bản

           thân, nhờ đó, bạn được trao quyền trích giá trị tương ứng từ xã hội tại cùng
           thời điểm bạn lựa chọn”… Yếu tố hạn chế thu nhập duy nhất của bạn là
           lượng giá trị xã hội mà bạn có thể tạo ra. Nếu bạn muốn kiếm thêm tiền, hãy

           phát triển kỹ năng và tài năng để việc tạo ra nhiều giá trị xã hội trở nên dễ
           dàng hơn. Tập trung vào việc cho đi và tự khắc bạn sẽ nhận về thành quả.


           Nhìn một cách cụ thể, những quan điểm này khá gây tranh cãi. Tại sao có thể
           nói rằng các chuyên gia phố Wall nhận được hàng tỉ đô-la tiền thưởng trong
           khi họ “làm bốc hơi” gấp 3 lần số tiền đó về giá trị cổ phần – đây gần như

           gây ra một cơn tan chảy tài chính toàn cầu, mà lại cung cấp “giá trị xã hội”
           đáng giá hàng tỷ đô-la? Liệu những người giàu có đang xây dựng những du
           thuyền dành cho tỷ phú có thực sự cung cấp nhiều giá trị xã hội đến vậy?



           Cách nhìn này phớt lờ phần lớn thất bại về hiệu quả thị trường, khuấy đảo sự
           kết hợp giữa sức mạnh và sự tập trung vào tài chính – vận động hành lang
           cho các chính sách được ưu tiên và các lực lượng thị trường méo mó, tạo nên
           một trò đùa về các bảng biểu liên quan đến “các thị trường hiệu quả”. Thế
           giới trao thưởng cho những người giàu có làm ô nhiễm các dòng sông hơn là

           người trồng cây gây rừng, cho dù xã hội được lợi từ không khí trong lành
           thay vì các dòng sông ô nhiễm.


           Công việc bình thường hàng ngày của bạn có nhiều điều tương đồng với

           những gì mà Tracy và Pavlina nói. Cả hai tác giả này đều phản đối thừa nhận
           quan điểm bạn sẽ kiếm được tiền theo ý muốn đơn giản chỉ bằng cách xuất
   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70