Page 122 - Nền giáo dục của người giàu
P. 122

Giờ đây, người cha đơn thân, vô gia cư John Paul đã vận dụng sự khéo léo,
           tháo vát và tinh thần kinh doanh có được từ đường phố từ khi là một đứa trẻ
           để tự động viên bản thân đứng lên sau những khó khăn để nuôi nấng con trai
           mình.



           “Tôi đã làm 10 công việc khác nhau trong suốt thời gian đó,” Paul kể cho
           tôi. “Mọi công việc, từ việc bán bảo hiểm. Tôi lái chiếc xe tải tuềnh toàng đi
           khắp nơi. Tôi làm việc cho Dictaphone, cả cho A. B. Dick, một công ty
           photo. Cuối cùng, tôi làm quản lý phát hành cho tạp chí Time ở tuổi 26.”



           Mọi chuyện ổn định được chút ít với John Paul và cậu con trai nhưng cuộc
           sống chẳng hề đơn giản. Họ hiện đang sống trong nhà của một người bạn cũ
           và ăn uống tằn tiện. “Chúng tôi có chế độ ăn rất đơn giản với cơm, khoai tây,
           rau diếp, ngũ cốc, súp hộp, mì ống, bơ, thay nhau mỗi ngày.”



           Tuy nhiên đến một thời điểm anh ấy bắt đầu lo lắng cho tương lai của mình
           và con trai. “Tôi đã hỏi sếp mình rằng để trở thành Phó Giám đốc thì cần
           những gì. Ông ấy trả lời tôi rằng: ‘Anh mới 26 tuổi, mới tốt nghiệp trung học
           và không có bằng đại học. 10 năm nữa hãy quay lại đây khi anh 35 tuổi.’ Tôi

           nghĩ: ‘Tôi chẳng muốn vị trí này nữa khi đã 35 tuổi’.”


           Một người bạn đã giới thiệu cho John Paul công việc kinh doanh các sản
           phẩm chăm sóc tóc. Anh ấy đã phát triển các kỹ năng kinh doanh trong một
           thời gian ngắn khi bán các bộ sách bách khoa trực tiếp (thời gian dài trước

           khi có Wikipedia). “Đó là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất cuộc
           đời tôi. Nó dạy bạn cách vượt qua những lời từ chối. Dù bạn làm gì, bán dịch
           vụ hay sản phẩm nào hay làm việc cho ai, bạn cũng cần có kinh nghiệm vượt
           qua những lời từ chối và đừng để nó đánh gục bạn. Ví dụ, bạn gõ cửa 100

           gia đình và họ đều từ chối bạn. Đến cửa gia đình thứ 101, bạn vẫn phải vui
           vẻ và nhiệt tình như đối với gia đình số 1. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời.”


           John Paul cùng với người bạn làm nghề cắt tóc tên là Paul Mitchell có ý
           tưởng thành lập một công ty chuyên về các sản phẩm chăm sóc tóc. Họ đã

           tìm được người tài trợ nhưng anh ta lại thay đổi quyết định. Paul Mitchell
           đầu tư 350 đô-la và John Paul đã chấp nhận đầu tư bằng khoản đó. Với 700
           đô-la, họ đã thành lập hệ thống các sản phẩm chăm sóc tóc John Paul
           Mitchell System. (http://www.paulmitchell.com).



           Công ty tập trung vào hai nhiệm vụ chủ đạo: Tạo ra sản phẩm độc quyền
           chất lượng và kinh doanh hiệu quả. “Bạn không muốn kinh doanh đặt hàng
           mà muốn kinh doanh đặt–hàng–lại. Hai điều này hoàn toàn khác biệt. Mục
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127