Page 112 - Danh_bai_pho_wall
P. 112

Nhóm giao dịch viên của tôi phải đến làm việc cả ngày Chủ nhật để chuẩn bị cho đợt bán
               hạ gi| được dự đo|n l{ v{o ng{y thứ Hai đen tối. Fidelity đ~ phải mất cả hai ngày cuối tuần
               để lên kế hoạch làm việc. Tôi đ~ huy động được một lượng tiền mặt tương đối lớn (gấp 20
               lần so với giá trị hoàn vốn lớn nhất trong một ng{y trước đó của quỹ) trước khi đi Ireland.
               Lượng tiền mặt n{y cũng khó m{ đủ được. Liên tiếp có những cuộc điện thoại gọi đến yêu
               cầu hoàn vốn. Tôi buộc phải bán một phần quỹ vào thứ Hai và một phần khác vào thứ Ba. Vì
               vậy, ngay lúc đó, tôi ước gì mình được l{m người mua hơn l{ người bán.

                   Xét về khía cạnh này, cổ đông đóng một vai trò quan trọng trong sự thành bại của một
               quỹ. Nếu họ kiên định và không hoang mang trong những cơn sóng gió, người quản lý quỹ
               sẽ không phải bán thanh lý cổ phần với mức giá bất lợi để hoàn trả cho họ.

                   Sau khi thị trường ổn định trở lại, Ford vẫn là cổ phiếu chiếm vị trí h{ng đầu của tôi, sau
               đó l{ Fannie Mae v{ Merck, rồi đến Chrysler và Digital Equipment. Cổ phiếu có hiệu quả
               nhất ngay sau khi thị trường phục hồi trở lại chính là cổ phiếu chu kỳ. Ví dụ như Chrysler,
               phục hồi từ mức gi| 20 đô-la lên 29 đô-la, và Ford từ 38¼ đô-la lên 565/8 đô-la. Tuy nhiên,
               không l}u sau đó, những người trung thành với loại cổ phiếu này lại phải thất vọng. Ba năm
               sau, tức năm 1990, Chrysler chỉ được bán với mức gi| 10 đô-la, còn Ford l{ 20 đô-la, không
               bằng một nửa so với giá của hai cổ phiếu n{y v{o năm 1987.

                   Việc loại bỏ một cổ phiếu chu kỳ đúng lúc l{ rất quan trọng. Chrysler là một ví dụ về
               trường hợp một cổ phiếu có thể đi từ th{nh công đến thất bại nhanh chóng ra sao. Mỗi cổ
               phần của công ty đem lại 4,66 đô-la v{o năm 1988, v{ mọi người lại mong sẽ thu được 4 đô-
               la/cổ phần trong năm 1989. Thay vì đó, Chrysler chỉ đem lại lợi nhuận 1 đô-la và số lẻ/cổ
               phần, đến năm 1990 thì chỉ còn 30 xu/cổ phần v{ đến năm 1991 thì cổ phiếu này thua lỗ và
               sụt giảm đ|ng kể. Tất cả những gì m{ tôi được chứng kiến là cả một bầu không khí thất
               vọng bao trùm khắp nơi. V{, tôi quyết định bán ra.


                   Một số chuyên gia phân tích ở Phố Wall lại chào bán Chrysler trong suốt thời gian cổ
               phiếu này giảm sút. Dự tính về mức giá lên triển vọng nhất của tôi về thu nhập của Chrysler,
               điều m{ ban đầu tôi từng nghĩ rằng chỉ là sự lạc quan vô vọng, lại thấp hơn nhiều so với dự
               tính về mức giá xuống thấp nhất của Phố Wall. Dự đo|n cao nhất của tôi l{ 3 đô-la/cổ phiếu,
               trong khi một số nhà phân tích lại dự đo|n l{ 6 đô-la/cổ phiếu. Khi viễn cảnh tốt nhất của
               bạn dường như có vẻ bi quan hơn l{ viễn cảnh tồi tệ nhất của mọi người, bạn phải lo lắng về
               việc cổ phiếu đang trôi nổi kh|c thường.

                   Những cổ phiếu chiến thắng trong thời kỳ hậu suy thoái lại trở thành những cổ phiếu
               tăng trưởng chứ không phải là cổ phiếu của công ty hoạt động theo chu kỳ. May mắn thay,
               tôi đ~ rút được vốn ra khỏi ng{nh ô tô v{ đầu tư v{o những công ty hoạt động với chất
               lượng cao và có báo cáo tài chính minh bạch, bao gồm Philip Morris, RJR Nabisco, Eastman
               Kodak, Merck và Atlantic Richfield. Thời điểm này, Philip Morris trở thành cổ phiếu có tỷ lệ
               lớn nhất trong danh mục đầu tư của tôi. Ngoài ra, tôi còn mua cả cổ phiếu General Electric,
               chiếm tỷ lệ 2% tổng tài sản của quỹ.









                  Học chứng khoán bằng cách CLICK vào website: https://CophieuX.com
   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117