Page 94 - 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm
P. 94

Chính Wootten đã chỉ cho cậu bé thấy nó đang tự đâm đầu vào rắc rối. Đồng thời Wotten đã dang rộng
           vòng tay che chở và giáo dục cậu bé. Ông nhớ lại:


            Chúng tôi đã dành nhiều thời gian nói chuyện với nhau. Tôi đã đưa cậu bé về nhà và nó tỏ ra rất
           thích được ăn những món do mẹ tôi nấu. Thằng bé thường đến chơi với chúng tôi vào những ngày
           nghỉ cuối tuần. Nó cũng trở nên thân thiết với các anh chị em tôi. Bây giờ thì cậu bé đó đã lớn, vẫn
           còn sống ở Washington và trở nên nổi tiếng. Bất cứ ai cũng có thể tự hào khi có một người con trai
           như vậy. Cuộc đời cậu bé có thể sẽ bị trói buộc trong vòng tù tội và chắc chắn sẽ còn tồi tệ hơn nữa
           nếu không có ai mở rộng vòng tay và ban tặng một món quà mà bất cứ một gia đình nào cũng có thể
           làm cho con cái họ, đó chính là tuổi thơ.

           Cống hiến hết mình cho đội bóng là những gì mà Wootten đã làm trong suốt nhiều năm sau đó. Huấn
           luyện viên bóng rổ câu lạc bộ NCAA, Marty Fletcher, cựu cầu thủ và là trợ lý của Wootten nhận xét về tài
           năng của ông rất ngắn gọn: “Bí quyết của ông đó là luôn tạo cho những thành viên trong đội cảm giác
           mình là người quan trọng nhất.”

           TẠO RA MỘT TRIỀU ĐẠI

           Không lâu sau, Wootten từng được mời làm trợ lý huấn luyện viên của một đội bóng trung học địa
           phương. Sau một vài năm làm việc trên cương vị đó, ông đã có một số vốn kinh nghiệm kha khá và trở
           thành huấn luyện viên trưởng của đội bóng trường trung học Dematha.

            Khi bắt đầu làm việc tại trường năm 1956, Wootten đã phải tiếp quản một đội bóng từng gặp nhiều thất
           bại. Ông đã triệu tập tất cả những sinh viên đam mê chơi bóng tại trường Dematha và nói với họ:

           Hỡi tất cả các bạn, mọi thứ giờ đây đang dần thay đổi. Các bạn đã thấy thành tích tệ hại của trường
           Dematha trong nhiều năm qua, nhưng sắp tới sẽ hoàn toàn thay đổi. Chúng ta sẽ chơi bóng và chiến thắng
           ở trường Dematha đồng thời sẽ tạo ra truyền thống chiến thắng ở đây. Đây là lúc chúng ta bắt đầu thực
           hiện mục tiêu đó. Nhưng hãy để tôi cho các bạn biết những điều mà chúng ta sẽ phải làm. Chúng ta sẽ
           phải rèn luyện nhiều hơn bất cứ một đội bóng nào. Với sự tập luyện chăm chỉ, bầu nhiệt huyết cộng với
           một phương pháp rèn luyện tối ưu, chúng ta sẽ giành được sự quan tâm, sự ngưỡng mộ của mọi người bởi
           vì giờ đây trường Dematha sẽ luôn là người chiến thắng.”


           Và trong năm đó, đội bóng của trường Dematha đã chiến thắng hầu hết các đối thủ, một thành tích xứng
           đáng. Chưa bao giờ đội bóng của trường Dematha lại chiến thắng vang dội đến thế. Từ đó trường
           Dematha đã thực sự bắt đầu một triều đại mới.

            Ngày 13 tháng 10 năm 2000, Wootten được bổ nhiệm vào hiệp hội bóng rổ Naismith của thành phố
           Springfield bang Massachuset. Lúc ấy, các đội bóng do ông dẫn dắt đã tích lũy được một số điểm kỷ lục,
           1.210 điểm trên 183 trận. Trong nhiều năm, đã có hơn 250 học viên do ông đào tạo giành được học bổng,
           12 cầu thủ đã được chuyển lên chơi ở giải nhà nghề NBA.

           KHÔNG CHỈ LÀ BÓNG RỔ

           Chiến thắng và vinh quang không phải là điều khiến Wootten cảm thấy vui sướng nhất. Điều khiến ông
           cảm thấy hạnh phúc đó chính là sự đầu tư đúng đắn cho những cậu học trò nhỏ của mình. Ông đã nói:

           Những người huấn luyện viên, dù ở đẳng cấp nào đều có xu hướng đánh mất mục tiêu và phương hướng
           của mình, đặc biệt là sau khi chiến thắng. Họ thường làm việc một cách trái ngược. Họ nỗ lực hết sức để
           phát triển đội bóng và đưa đội bóng lên tầm cao mới, quên mất rằng đáng lẽ họ phải làm ngược lại, nghĩa
           là phải giúp các cầu thủ phát triển tiềm năng, sử dụng sức mạnh và tài năng của các cầu thủ để xây dựng
   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99