Page 18 - Chiêu bài quản lý vàng của Bill Gates
P. 18

7.


            VƯƠN LÊN PHÍA TRƯỚC TRONG SỰ



            ỔN ĐỊNH VÀ CHỈ LÀM NHỮNG VIỆC


                          MÌNH THẤY CHẮC CHẮN


                 Bill Gates đã đặt ra cho mình một quy định, không bao giờ kinh
           doanh những lĩnh vực ngoài khả năng của công ty. Ông cần phải phát

           triển sự nghiệp của mình trong sự ổn định, giảm hệ số rủi ro đến mức
           tối thiểu. Như vậy, công ty Microsoft mới từng bước đi lên thực hiện
           được mơ ước đứng đầu trong lĩnh vực phần mềm.


                 Mỗi khi khai thác sản phẩm hoặc thị trường mới, ông luôn nghĩ

           đến việc người khổng lồ Sony của Nhật Bản tiến quân sang
           Hollywood bị thất bại thảm hại trong nhiều năm trước ra sao. Câu
           chuyện này không chỉ nhắc nhở Gates mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh

           cho nhiều người trong giới máy tính rằng, viễn cảnh thì đẹp nhưng
           chưa chắc đã thành công trong thực tế.


                 Cuối những năm 80 của thế kỷ 19, công ty Sony đã mua lại một
           công ty giải trí của Mỹ, chuyện ấy khiến mọi người sửng sốt và nhận

           thức lại, giống như câu chuyện những nhà tỷ phú người Nhật lùng
           mua tranh cổ của châu Âu.



                 Hồi ấy công ty Sony đang kinh doanh hàng điện tử gia dụng rất
           thành công, đã kiếm được hàng tỷ đô la, nhưng không hiểu sao họ lại
           có ý nghĩ chuyển hướng sang kinh doanh giải trí. Họ muốn gây dựng
           công ty mình thành một tập đoàn lớn mạnh hơn cả tập đoàn Disney.



                 Đúng là “trăm hay không bằng tay quen”, dù công ty Sony đã lên
           một kế hoạch kỹ lưỡng nhưng họ vẫn quên một điều, đó là quản lý
           ngành vui chơi giải trí khác hẳn với việc sản xuất thiết bị điện tử. Hơn

           nữa, cách quản lý của họ không thể hòa nhập được với nghề giải trí
           đình đám của Mỹ. Năm 1994 – 1995, công ty Sony bắt đầu bị lỗ nặng,
           cuối cùng họ đã thất bại hoàn toàn trong cuộc thử nghiệm chuyển
           hướng ấy. Có thể nói trong những năm ấy, người khổng lồ của ngành
           điện tử Nhật Bản đã bị sa lầy vào lĩnh vực giải trí và mãi đến năm

           1997 họ mới thoát khỏi cảnh khó khăn.
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23