Page 81 - 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm
P. 81
7. Dựa trên nền tảng của sự tin tưởng vững bền hơn (Nguyên tắc Nền tảng).
8. Giành được nhiều sự tôn trọng hơn (Nguyên tắc Tôn trọng).
9. Tiến hành công việc lãnh đạo sớm hơn. (Nguyên tắc Trực giác).
10. Thu hút nhiều các nhà lãnh đạo khác (Nguyên tắc Hấp dẫn).
11. Kết nối mọi người tốt hơn (Nguyên tắc Kết nối).
12. Mang đến những cá nhân mạnh mẽ hơn, quan trọng hơn (Nguyên tắc Thân tín).
13. Bồi dưỡng nhiều nhà lãnh đạo khác (Nguyên tắc Tái tạo).
14. Trao quyền lực nhiều hơn cho các thành viên trong nhóm (Nguyên tắc Chia sẻ quyền lực).
15. Cùng nhóm giành được nhiều chiến thắng hơn (Nguyên tắc Chiến thắng).
16. Sử dụng khả năng và tầm nhìn để đạt tới một cấp độ cao hơn (Nguyên tắc Tin cậy).
17. Đặt ra những ưu tiên hiệu quả hơn (Nguyên tắc Ưu tiên).
18. Hiểu biết và sử dụng thời gian hiệu quả hơn (Nguyên tắc Thời cơ).
19. Hy sinh những lợi ích cá nhân (Nguyên tắc Hy sinh).
20. Phát triển các nhà lãnh đạo và các tổ chức nhanh hơn (Nguyên tắc Phát triển bùng nổ).
21. Để lại tài sản thừa kế lâu dài hơn (Nguyên tắc Di sản).
Những nhà lãnh đạo giỏi làm những việc trên tốt hơn so với những người khác. Và họ thường nhận được
kết quả là sự chiến thắng. Đó là Nguyên tắc Thế mạnh.
NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Khả năng lãnh đạo là chìa khóa của Nguyên tắc Thế mạnh nhưng trách nhiệm lãnh đạo không phải luôn
luôn thuộc về một cá nhân. Mặc dù, hầu hết các nhóm đều chỉ định một người lãnh đạo chịu trách nhiệm
cụ thể giám sát đội nhóm của mình nhưng việc lãnh đạo nhóm phải được chia sẻ đều trong nhóm.
Có hai cách nhìn nhận về người lãnh đạo. Cách thứ nhất là quan điểm đầu bàn. Quan điểm đó là trong một
đội nhóm cụ thể, một cá nhân luôn phải chịu trách nhiệmvề tất cả mọi công việc. Theo quan niệm này,
một cá nhân luôn chiếm giữ vị trí đầu bàn trong nhóm và tất cả những người khác luôn đóng vai trò phụ
trợ cho anh ta. Ví dụ, một ủy viên ban quản trị thực tế không làm gì khác ngoại trừ việc đưa ra các quyết
định, hướng dẫn mọi người làm việc, theo dõi và quan sát tình hình công việc,…
Quan điểm ai đó luôn đóng vai trò đứng đầu là sai. Người đứng đầu không nên lãnh đạo nhóm trong mọi
tình huống vì mỗi người đều có một thế mạnh. Những người khác trong nhóm có những năng khiếu, kỹ
năng và khả năng mà người lãnh đạo không có.
Ví dụ, khi chúng tôi phải di chuyển văn phòng, công việc vận chuyển các thiết bị, hàng dự trữ, máy tính,
hệ thống thông tin và liên lạc đòi hỏi khả năng định hướng và lập kế hoạch xuất sắc. Và người thích hợp
đứng đầu nhóm lúc này là Frank Hartman, một người có nhiều ý tưởng, chuyên lập các kế hoạch chi tiết.