Page 9 - 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm
P. 9

2. NGUYÊN TẮC TOÀN CẢNH



           Mục tiêu bao giờ cũng quan trọng hơn vai trò

           Vài năm trước, tôi được một tổ chức quốc gia có uy tín mời tham dự một hội thảo quan trọng. Cuộc hội
           thảo được tổ chức khá quy mô, gồm có 12 diễn giả được mời.

           Vài tuần trước hội nghị, tất cả các diễn giả đã tập trung lại cùng với người sáng lập tổ chức để nói về đề
           tài sẽ trình bày và đưa ra những đề nghị. Vì thời lượng chương trình có hạn nên các diễn giả đều đấu tranh
           để giành được nhiều thời gian hơn cho đề tài của mình. Vai trò của mỗi diễn giả dường như trở nên quan
           trọng hơn mục tiêu của hội nghị.

           Khi mọi người còn đang bận tập trung vào lợi ích cá nhân thì tôi chợt nhận ra rằng chúng tôi đã quên mất
           mục tiêu tại sao chúng tôi lại đến đây. Vì vậy, tôi đã nhường phần thời gian của mình cho một diễn giả
           khác vì tôi cho rằng thông điệp của ông ta sẽ tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của những người tham dự
           hội nghị này.

           Điều đó cũng tác động mạnh đến những diễn giả còn lại. Họ nhận ra mục đích chung của cả nhóm khi có
           mặt ở đây. Sau đó, thay vì đề phòng và bảo vệ lợi ích của mình, tất cả các diễn giả đều sẵn sàng đóng góp
           mọi thứ vì lợi ích chung. Mục tiêu bao giờ cũng quan trọng hơn vai trò cá nhân. Đó là điều cốt lõi của
           Nguyên tắc Toàn cảnh.

           TÔI ĐƯỢC LỢI ÍCH GÌ KHI THAM GIA NHÓM?

           Khi sống trong một nền văn hóa ca ngợi những huy chương vàng cá nhân và đấu tranh vì quyền lợi thay vì
           nhận lấy trách nhiệm, thì mọi người thường có xu hướng bỏ quên lợi ích tập thể. Một bộ phận người cho
           mình là trung tâm của cuộc sống: Họ chỉ tập trung vào những nhu cầu, mục tiêu và mong muốn của mình.
           Đối với những người này, nhóm cũng chỉ là một tập hợp những người làm theo những gì họ nói.


           Nhưng nhóm không phải là công cụ phục vụ cho lợi ích ích kỷ của một cá nhân nào đó. Các thành viên
           trong nhóm phải làm việc cùng nhau, chia sẻ lợi ích với nhau, chứ không phải chỉ nhằm phục vụ lợi ích
           của một cá nhân. Nếu người nào đó lôi kéo và sử dụng người khác nhằm phục vụ lợi ích của riêng mình
           mà không phải là người xây dựng nhóm thì anh ta là kẻ độc quyền.

           Nếu muốn quan sát động lực nhóm thông qua hành động, hãy xem xét những trận thi đấu thể thao. Dựa
           trên kết quả thi đấu, bạn có thể biết được tinh thần làm việc nhóm của từng đội.

           Để giành được chiến thắng, các thành viên của đội luôn phải đặt lợi ích chung của cả đội lên phía trước.
           Họ phải nhớ rằng mục tiêu bao giờ cũng quan trọng hơn vai trò của bản thân − hay bất kỳ danh tiếng cá
           nhân nào.

           LÀM TẤT CẢ VÌ ĐỘI

           Cựu huấn luyện viên nổi tiếng những năm 1950 của đội Oklahoma đã đưa phương pháp này vào The book
           of football wisdom (Các chiến thuật trong bóng bầu dục): “Nếu muốn đạt được tiềm năng của cả đội thì
           mỗi cầu thủ phải sẵn sàng đặt lợi ích cá nhân dưới mục tiêu của toàn đội.”

           Một số đội bóng như đội Notre Dame hay Penn State, đề cao tinh thần làm việc nhóm bằng cách không
           ghi tên các cầu thủ lên áo mà chỉ đánh số và mọi sự chỉ đạo, hướng dẫn sẽ căn cứ trên số áo của các cầu
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14